Xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

10:18 | 04/02/2019

144 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tết Nguyên đán là mùa lễ quan trọng nhất của năm, số ngày nghỉ dài với nhiều hoạt động vui chơi, tiệc tùng, du lịch… Dịp này, do việc ăn uống thất thường nên số ca ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa cũng gia tăng.  
xu tri khi bi ngo doc thuc phamHà Nội siết quản lý thức ăn đường phố
xu tri khi bi ngo doc thuc phamVi khuẩn tụ cầu vàng trong món ruốc gà khiến hơn 350 trẻ ngộ độc
xu tri khi bi ngo doc thuc phamĐi du lịch ở Đà Nẵng, chồng nguy kịch, vợ con tử vong nghi ngộ độc

ThS.BS Khâu Minh Tuấn - Phó Khoa Cấp cứu tổng hợp, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn phải thức ăn nhiễm độc vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm mốc hoặc độc tố của một số thực phẩm. Bệnh thường không nghiêm trọng, hầu hết bệnh nhân có thể cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.

Ngộ độc thực phẩm có những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp như: ói mửa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy… và một vài trường hợp có thể sốt, đau cơ, ớn lạnh.

BS. Tuấn khuyến cáo bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị nếu có các dấu hiệu nặng như: thường xuyên nôn ói, nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu, tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục, tiểu ít hoặc không đi tiểu, tầm nhìn giới hạn, yếu liệt cơ, khó thở, lơ mơ…

xu tri khi bi ngo doc thuc pham
Ảnh minh họa

Khi ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào, có thể uống nước muối pha loãng hoặc dùng tay rửa sạch đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Khi tiến hành gây nôn, cần để người bệnh nằm nghiêng, kê hơi cao phần đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Với người bệnh là trẻ em, người lớn ngộ độc đã hôn mê thì không nên kích thích gây nôn vì dễ gây sặc, nghẹt thở.

Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Sau khi người bệnh nôn và đi tiêu thì cơ thể sẽ bị mất nước, chính vì vậy cần phải bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol, nước chanh muối hoặc nước dừa tươi.

Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, thì hãy hô hấp nhân tạo. Sau khi sơ cứu nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để điều trị.

Sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể sẽ rất yếu, một số thực phẩm người bệnh nên dùng sau khi ngộ độc là các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như: cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền, các loại trái cây mềm… để ruột tránh làm việc quá sức; thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột, trong đó sữa chua là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn có lợi nhất.

Mai Phương