Xử lý tai nạn chấn thương đầu ở trẻ trong dịp Tết

10:23 | 07/02/2019

199 lượt xem
|
(PetroTimes) - Vào dịp Tết cha mẹ thường bận rộn, không có thời gian giám sát con khiến trẻ dễ gặp các tai nạn trong sinh hoạt. Trong đó, các tai nạn gây chấn thương đầu thường khiến phụ huynh phải lo lắng nhiều hơn bởi nếu không may tổn thương sọ não sẽ rất nguy hiểm thậm chí tử vong.  
xu ly tai nan chan thuong dau o tre trong dip tetÔ tô lao xuống sông trên đường về quê ăn Tết, tài xế tử vong
xu ly tai nan chan thuong dau o tre trong dip tetHo, sốt 4 năm liền vì hóc… hạt hồng xiêm
xu ly tai nan chan thuong dau o tre trong dip tetBé gái 6 tuổi ngưng tim vì hóc đầu bút chì

ThS.BS Khâu Minh Tuấn - Phó khoa Cấp cứu tổng hợp Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, chấn thương sọ não thường bắt nguồn từ các loại chấn thương về não bao gồm chảy máu, tụ máu, dập não. Các triệu chứng của chấn thương não phụ thuộc vào loại chấn thương và mức độ nghiêm trọng của chấn thương đó. Triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc phát triển chậm.

Do trẻ em chưa thể diễn đạt và cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh nên có những biểu hiện khác như người lớn khi có chấn thương sọ não. Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú. Trẻ có thể buồn nôn hay nôn nhiều lần ngay cả khi không ăn uống gì. Than đau đầu là triệu chứng chỉ gặp ở trẻ lớn.

xu ly tai nan chan thuong dau o tre trong dip tet
Ảnh minh họa

Ở các trường hợp nặng, thương tổn trong sọ, trẻ có các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử và đi vào hôn mê, ngủ gọi không tỉnh dậy. Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn.

Khi trẻ bị tai nạn hay nghi ngờ có chấn thương sọ não, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, không được sợ hãi, la khóc bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ. Không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật như nhiều người vẫn làm vì có thể gây hít sặc. Phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi có chuyên khoa ngoại thần kinh để được thăm khám, tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi.

Trong một số trường hợp, chấn thương sọ não không có triệu chứng gì khi thăm khám; lúc đó trẻ sẽ được bác sĩ cho về nhà. Trẻ phải được theo dõi trong ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, lúc tỉnh lúc mê, ngủ gọi không thức, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay nước trong, yếu liệt chân.

Bên cạnh tư vấn cách xử trí khi trẻ bị tai nạn chấn thương đầu, ThS.BS Khâu Minh Tuấn khuyến cáo phụ huynh cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn. Nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông.

Mai Phương

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank