Vụ Asanzo, quá thời hạn Thủ tướng giao, doanh nghiệp đóng cửa: Vẫn chưa ra kết luận

06:03 | 05/09/2019

694 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trả lời câu hỏi của báo giới xung quanh kết quả xác minh vụ việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo bị tố xé nhãn mác các thiết bị điện tử của Trung Quốc để ghi nhãn mác "Made in Vietnam", đại diện Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đều khẳng định vẫn đang xác minh.    
vu asanzo qua thoi han thu tuong giao doanh nghiep dong cua van chua ra ket luanCác công ty thuộc Asanzo vẫn tiếp tục bị kiểm tra
vu asanzo qua thoi han thu tuong giao doanh nghiep dong cua van chua ra ket luanTin tức kinh tế ngày 31/7: Sớm làm rõ vụ Asanzo
vu asanzo qua thoi han thu tuong giao doanh nghiep dong cua van chua ra ket luanBan Chỉ đạo 389 quốc gia: 30/8 sẽ có kết luận vụ Asanzo

Theo ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính): Vụ việc Asanzo hiện vẫn chưa có kết luận của các cơ quan quản lý dù thời hạn công bố đã qua.

Ông Thi nói: Ngay sau vụ việc xảy ra, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng Tài chính làm đầu mối, phối hợp cùng các bộ ngành xác minh vụ việc. "Hiện nay Bộ Tài chính thực hiện đầy đủ nội dung theo chỉ đạo của Thủ tướng", Vụ trưởng Thi nói.

vu asanzo qua thoi han thu tuong giao doanh nghiep dong cua van chua ra ket luan
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính)

Bổ sung thêm, ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Công Thương cho biết, hiện Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo 389 thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, chức trách được giao.

Về quy định tiêu chuẩn hàng "made in Vietnam", hàng hoá xuất xứ Việt Nam, ông Hải cho hay, Chính phủ đã có Nghị định 43 liên quan tới ghi nhãn hàng hoá. Nhận thấy nghị định này còn thiếu quy định ghi xuất xứ "Made in Vietnam" của hàng hoá sử dụng trong nội địa, ông Hải cho biết Bộ Công Thương đã có tờ trình gửi Chính phủ cho phép nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật "thế nào là hàng "Made in Vietnam". Bộ Công Thương đã ban hành dự thảo lần đầu dạng Thông tư.

Lãnh đạo Bộ Công Thương nói, do đối tượng của Thông tư rộng, tác động phức tạp và vụ việc Asanzo cũng chỉ là một ví dụ, nên Bộ Công Thương tiếp tục nghiên cứu, ghi nhận ý kiến đóng góp để hoàn thiện.

"Bộ sẽ ban hành Thông tư này trong thời gian sớm nhất, đảm bảo hàng sản xuất ở Việt Nam có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp Việt Nam", Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói.

vu asanzo qua thoi han thu tuong giao doanh nghiep dong cua van chua ra ket luan
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương

Trước đó, Thủ tướng có văn bản yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan vào cuộc xác minh đúng sai về vụ việc doanh nghiệp Asanzo bị báo Tuổi Trẻ tố nhập hàng Trung Quốc để gắn mác Việt Nam.

Thời hạn yêu cầu hoàn tất báo cáo lên Thủ tướng là 30/7/2019, nhưng sau đó các cơ quan liên quan xin hoãn đến ngày 30/8. Tuy nhiên, đến nay các cơ quan vẫn chưa có kết luận, xác minh chính thức gửi Thủ tướng.

Mới đây như Dân Trí đưa tin, Bộ Công an đã có văn bản gửi Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia phàn nàn về việc chưa nhận được báo cáo của các cơ quan Bộ ngành nào. Đồng thời, Bộ Công an, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia đã có văn bản đốc thúc các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương báo cáo vụ việc, không để chậm trễ.

Một diễn biến của vụ việc, ngày 30/8, Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo đã tuyên bố đóng cửa nhà máy. Theo giải thích của Asanzo, trong khoảng 70 ngày qua, từ khi bị cáo buộc "gian lận xuất xứ", Công ty này lâm vào tình trạng khó khăn, hệ thống bán hàng tê liệt nhưng vẫn phải chi ra khoảng 1 tỷ đồng/ngày để chi trả lương cho nhân công, chưa kể nhiều chi phí hoạt động khác.

Để giảm bớt khó khăn, Công ty này tuyên bố tạm ngừng hoạt động trừ bộ phận bảo trì để đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Nguyễn Tuyền/ Dân Trí

dân trí