VNDIRECT: Ngành dệt may sẽ chịu thiệt hại nặng trong quý 2/2020 do Covid-19

20:25 | 05/05/2020

346 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trước thực tế giãn, hoãn đơn hàng, Khối Phân tích, Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, ngành dệt may sẽ chịu thiệt hại nặng hơn trong quý 2/2020 do Covid-19.    
vndirect nganh det may se chiu thiet hai nang trong quy 22020 do covid 19Dệt may vào EU - Con đường gian khó
vndirect nganh det may se chiu thiet hai nang trong quy 22020 do covid 1940% doanh nghiệp sẽ tạm ngừng kinh doanh nếu không tìm được nguồn cung ứng thay thế
vndirect nganh det may se chiu thiet hai nang trong quy 22020 do covid 19Ngành may mặc Việt Nam mong được giảm thuế để đối phó với Covid-19

Tính từ đầu năm tới ngày 15/4/2020, giá trị xuất khẩu hàng may mặc và hàng xơ sợi giảm lần lượt 6,0% và 6,6% so với cùng kỳ 2019.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), từ nửa cuối tháng 3, nhiều khách hàng lớn từ Mỹ và EU đã đề nghị các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam giãn, hoãn giao hàng hay thậm chí là hủy hợp đồng.

Dự kiến lượng đơn hàng trong tháng 4, tháng 5 của ngành có thể giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước. VNDIRECT cho rằng, xuất khẩu dệt may sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong quý 2/2020.

vndirect nganh det may se chiu thiet hai nang trong quy 22020 do covid 19
VNDIRECT: Ngành dệt may sẽ chịu thiệt hại nặng trong quý 2/2020 do Covid-19

Cũng theo VNDIRECT, sản xuất khẩu trang làm dịu bớt nỗi đau của ngành Dệt may Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp may mặc đã đầu tư vào sản xuất khẩu trang vải và khẩu trang y tế như một giải pháp để đối phó với khoảng thời gian khó khăn và nắm bắt cơ hội từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung khẩu trang. Nhiều doanh nghiệp đã ký kết những hợp đồng xuất khẩu trị giá hàng triệu USD, phần nào giúp xoa dịu thiệt hại từ thực trạng nhu cầu thấp của hàng may mặc.

Tuy nhiên, theo phân tích của VNDIRECT, kết quả kinh doanh trong quý 1/2020 của các doanh nghiệp dệt may lại gây thất vọng.

Cụ thể, các doanh nghiệp lớn trong ngành đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020 với những mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sụt giảm. VNDIRECT cho rằng, tình trạng gián đoạn nguồn cung sẽ không còn là vấn đề lớn trong quý 2/2020 do dịch bệnh đã được kiểm soát tốt tại Trung Quốc, và 90% các nhà máy tại đây đã quay trở lại hoạt động.

Tuy nhiên, ngành may mặc Việt Nam vẫn sẽ phải đối mặt với những khó khăn đến từ phía cầu. Theo quan điểm của Khối Phân tích VNDIRECT, doanh thu nội địa của các nhà sản xuất dệt may lớn có thể tăng do sản xuất và tiêu thụ khẩu trang, trong khi đó doanh thu xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm trong quý 2/2020.

Theo VNDIRECT, biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia sẽ có tác động nghiêm trọng hơn lên ngành dệt may Việt Nam trong quý 2/2020. Do đó, VNDIRECT đánh giá tiêu cực đối với ngành dệt may trong ngắn hạn và không khuyến nghị đầu tư trong giai đoạn này.

Trong dài hạn, Hiệp định EVFTA và CPTPP vẫn là những yếu tố hỗ trợ. Tuy nhiên, nút thắt trong khâu sản xuất vải và sự phục hồi sau đại dịch vẫn là những vấn đề cần được giải quyết để có bước tiến xa hơn.

Nguyễn Hưng