Việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt dầu mỏ sẽ tác động mạnh đến Venezuela như thế nào?

15:57 | 06/03/2024

10,461 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela vào tháng tới sẽ làm trì trệ sản lượng dầu thô của quốc gia thành viên OPEC này, xóa sạch những lợi ích nhỏ mà nước này đã đạt được trong những năm gần đây, các nhà phân tích cho biết hôm thứ Ba 5/3.
Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (26/2-3/3)Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (26/2-3/3)
Mỹ ngăn Trung Quốc mua dầu từ Kho Dự trữ Dầu khí Chiến lượcMỹ ngăn Trung Quốc mua dầu từ Kho Dự trữ Dầu khí Chiến lược
Việc Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt dầu mỏ sẽ tác động mạnh đến Venezuela như thế nào?
Trung tâm lọc dầu Paraguana (CRP). Ảnh Reuters

Vào tháng 1, Washington cho biết họ sẽ để cho giấy phép tạm thời mà họ đã cấp vào năm ngoái cho Venezuela hết hạn. Đây là điều kiện đàm phán giữa hai bên cho một cuộc bầu cử Tổng thống công bằng nếu Chính phủ nước này không cho phép cuộc bầu cử được quốc tế giám sát với sự tham gia của một ứng cử viên do phe đối lập lựa chọn.

Mỹ, nước lần đầu tiên áp dụng các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela vào năm 2019, vào tháng 10/2023 đã cấp giấy phép cho phép công ty dầu khí nhà nước PDVSA tiếp tục xuất khẩu dầu thô cho một số khách hàng lâu năm của mình. Động thái này của Mỹ đã giúp Venezuela giảm bớt việc giảm giá dầu và từ từ tăng sản lượng dầu lên 783.000 thùng mỗi ngày (bpd) vào năm ngoái, so với 569.000 thùng/ngày vào năm 2020.

Francisco Monaldi, chuyên gia về chính sách năng lượng Mỹ Latinh tại Viện Baker của Đại học Rice, cho biết sản lượng dự kiến ​​sẽ hầu như không tăng cho đến năm 2026 và sẽ giảm từ đó trở đi nếu các lệnh trừng phạt dầu mỏ được khôi phục hoàn toàn.

Theo dự báo của công ty tư vấn Rystad Energy do Monaldi trình bày tại hội nghị do Đại học Harvard tổ chức, nếu giấy phép tạm thời được gia hạn hoặc cấp lại ít nhất một phần, điều đó sẽ thúc đẩy mức tăng sản lượng lớn hơn, đưa sản lượng lên trên 1 triệu thùng/ngày từ năm 2025 trở đi.

Ông Monaldi nói: “Vẫn có thể xảy ra kịch bản trong đó giấy phép 44 của Mỹ, được cấp vào tháng 10/2023, được gia hạn ít nhất một phần nếu Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro thực hiện tất ít để đáp ứng các điều kiện bầu cử được đặt ra như một phần của thỏa thuận Barbados”.

Hiện vẫn chưa rõ điều gì sẽ xảy ra với các giấy phép khác do Washington cấp kể từ năm 2022, bao gồm cả các nhà khai thác Chevron, Eni, Repsol và Maurel & Prom.

Ông Monaldi cho biết, nếu những giấy phép riêng lẻ đó vẫn còn, sản lượng vẫn có thể giảm nhưng không mất đi.

Năm ngoái, ông Maduro và phe đối lập đã ký một hiệp ước ở Barbados đặt ra các điều kiện cho cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm nay. Các điều kiện bao gồm sự quan sát quốc tế, việc dỡ bỏ các lệnh cấm hợp pháp đối với các ứng cử viên phe đối lập và đảm bảo một quy trình minh bạch.

Phó Chủ tịch trung nguồn của Chevron Colin Parfitt nói với Reuters hôm thứ Ba 6/3, vẫn còn những rủi ro liên quan đến giấy phép ở Venezuela. Tuy nhiên, công ty có kế hoạch tiếp tục khai thác dầu của Venezuela và xuất khẩu sang Mỹ “miễn là họ có giấy phép”.

Chevron không có động lực dài hạn để đầu tư vào Venezuela theo giấy phép hiện tại, ông Parfitt nói thêm, vì vậy họ hạn chế tăng khai thác.

Yến Anh

Reuters

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank