Vì sao Mỹ không thể ngăn được việc Nga bán S-400 cho Ấn Độ?

20:59 | 24/08/2018

2,646 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hoa Kỳ sẽ không thể ngăn cản được việc Ấn Độ mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga. Quyết định của Nga có thể được công bố trong chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Ấn Độ vào tháng 10. Washington cũng sẽ không thể ngăn chặn bất kỳ giao dịch nào khác trong lĩnh vực quốc phòng giữa Moscow và New Delhi, theo tờ Izvestia ngày 23/8.
vi sao my khong the ngan duoc viec nga ban s 400 cho an doNga từ chối tiết lộ bí mật về hệ thống phòng không S-600
vi sao my khong the ngan duoc viec nga ban s 400 cho an doQatar muốn sở hữu hệ thống S-400 của Nga
vi sao my khong the ngan duoc viec nga ban s 400 cho an doMỹ muốn Ấn Độ mua THAAD thay vì "rồng lửa" S-400
vi sao my khong the ngan duoc viec nga ban s 400 cho an doMỹ lên kế hoạch đối phó hệ thống tên lửa S-400 của Nga
vi sao my khong the ngan duoc viec nga ban s 400 cho an do
Hệ thống tên lửa mặt đất không đối không S-400 Triumph

Hai nguồn tin từ giới ngoại giao và quân sự Ấn Độ được Izvestia trích dẫn nói rằng Mỹ sẽ không ngăn chặn được việc Nga cung cấp S-400 cho Ấn Độ. Một trong số hai nguồn tin cho biết, sự hợp tác quân sự giữa New Delhi và Moscow là phù hợp với lợi ích quốc gia của Ấn Độ, và chính quyền đất nước này không có ý định từ bỏ nó dưới áp lực bên ngoài.

Thỏa thuận mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga đã đạt ký kết giữa Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 5/2016. Mùa hè sau đó, Mỹ đã thông qua Luật về đấu tranh chống lại đối thủ của Mỹ bằng biện pháp trừng phạt (CAATSA). Luật này đe dọa sẽ trừng phạt các quốc gia mua vũ khí của Nga.

Gần đây, Mỹ đã cấp một ngoại lệ cho Ấn Độ, Indonesia và vài nước khác liên quan tới luật CAATSA, với điều kiện các nước này phải giảm bớt việc mua vũ khí từ Nga và rằng New Delhi "phải hợp tác với Chính phủ Hoa Kỳ về các vấn đề khác có tính chất quyết định với lợi ích chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ". Như vậy, Washington đã nhắm mắt làm ngơ trước thỏa thuận mua bán vũ khí giữa Ấn Độ và Nga.

"Ấn Độ đã giải thích rõ ràng với Hoa Kỳ rằng New Delhi sẽ không chịu sự can thiệp từ bên ngoài vào quan hệ với Nga. Washington đã chấp nhận nhượng bộ theo CAATSA vì tính đến những lợi ích chiến lược với Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng và mong muốn thúc đẩy quan hệ với Moscow của New Delhi”, nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết.

"Ấn Độ đã khiến phía Hoa Kỳ hiểu rõ rằng Nga là đối tác chiến lược của họ, hai nước đã có một mối quan hệ lâu đời và đa dạng kể từ khi Ấn Độ độc lập. Hầu hết các vũ khí phòng thủ của chúng tôi đều có nguồn gốc từ Nga. Và ngày nay, đất nước này rất cần hệ thống phòng không S-400 để đảm bảo an ninh quốc gia", nguồn tin ngoại giao Ấn Độ nói.

Từ năm 2000 đến năm 2014, Nga chiếm 73% tổng đơn hàng mua vũ khí của Ấn Độ. Riêng năm 2017, danh mục đặt hàng của Ấn Độ với Công ty cổ phần Rosoboronexport (cơ quan trung gian duy nhất của nhà nước Nga về xuất nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến quốc phòng) vượt quá 4 tỷ USD.

Theo Tướng Sharma, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Ấn Độ, Nga là quốc gia duy nhất đề nghị chuyển giao công nghệ vũ khí và hợp tác cùng sản xuất với Ấn Độ, như trong việc hợp tác chế tạo tên lửa BrahMos.

"Tổng thống Trump không có gì để thay đổi quan điểm của Ấn Độ, bởi vì chúng tôi hầu như không nhận được khoản vay hoặc trợ giúp kinh tế từ Mỹ. Trong khi Mỹ lại cần Ấn Độ như một đối tác chiến lược để đối trọng Trung Quốc và Ấn Độ là một thị trường tiêu dùng và vũ khí khổng lồ. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến thương vụ S-400 và các thỏa thuận giao dịch quân sự lớn khác”, nguồn tin quân sự Ấn Độ khẳng định.

Th.Long

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc