Vì sao Iran đình chỉ một số cam kết trong thỏa thuận hạt nhân?
![]() |
Ngoại trưởng Iran Mohammad Zarif (thứ nhì từ trái), lãnh đạo Ngoại giao châu Âu, bà Federica Mogherini và các đồng nhiệm Pháp, Đức, Anh tại Bruxelles |
Quyết định này đã được thông báo chính thức vào sáng ngày 7/5 tại Tehran tới đại sứ của các quốc gia vẫn còn tham gia thỏa thuận này (Đức, Trung Quốc, Pháp, Anh và Nga) sau khi Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi.
"Các biện pháp mà Hoa Kỳ áp dụng, đặc biệt là trong một năm qua và thậm chí cả trước khi họ rút khỏi thỏa thuận, rõ ràng có ý muốn gây ra sự gián đoạn trong việc thực hiện thỏa thuận này”, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Zarif tuyên bố trong chuyến thăm Moscow.
Iran cho đến nay đã thể hiện "sự kiên nhẫn" tối đa, nhưng hiện tại, nước Cộng hòa Hồi giáo này cho rằng giờ là thời điểm "thích hợp để ngừng thực hiện một số cam kết và biện pháp tự nguyện" mà họ đã đưa ra trong thỏa thuận”, ông Zarif nói thêm.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Zarif khẳng định, "Iran sẽ không rút" khỏi thỏa thuận và các biện pháp mà Tehran áp dụng tương ứng với "quyền" mà Iran có được theo thỏa thuận trong trường hợp bên kia vi phạm.
Được ký kết tại Vienna vào tháng 7/2015 và được phê chuẩn bởi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thỏa thuận hạt nhân Iran đã cho phép Tehran tránh được một phần của lệnh trừng phạt quốc tế đối với nước này.
Đổi lại, Iran đồng ý hạn chế mạnh mẽ chương trình hạt nhân của mình và cam kết không bao giờ tìm cách sở hữu vũ khí nguyên tử.
Sự rút lui của Hoa Kỳ đã dẫn đến việc khôi phục các lệnh trừng phạt của nước này với Iran mà trước đó Washington đã đình chỉ theo thỏa thuận.
Tuy nhiên, các nước châu Âu, Trung Quốc và Nga vẫn duy trì cam kết của họ đối với thỏa thuận này.
Thông báo của Iran được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ.
Lầu Năm Góc đã tuyên bố điều động một số máy bay ném bom B-52 đến vùng Vịnh. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 7/5 đã có chuyến thăm bất ngờ tới Baghdad, tuyên bố rằng ông có thông tin cho thấy "Iran đang chuẩn bị các cuộc tấn công" nhằm vào lực lượng Mỹ ở khu vực.
Nh.Thạch (AFP)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
-
Nga - Mỹ cạnh tranh ảnh hưởng tại quốc gia giàu năng lượng Turkmenistan?
-
Giới đầu tư dầu khí "thoát hiểm" trong xung đột Iran - Israel?
-
Từ chiến tranh ủy nhiệm đến xung đột trực tiếp: Kỷ nguyên chiến lược mới ở Tây Á
-
Iran: Không có rò rỉ phóng xạ sau các cuộc không kích của Mỹ - Israel
-
Nguyên nhân Iran đình chỉ hợp tác với Cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Quản lý, quản trị đều phải tốt"
-
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
-
Quảng Ngãi công bố quyết định sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập tổ chức bộ máy mới
-
Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước