Vi phạm hành lang an toàn lưới điện vẫn còn diễn biến phức tạp
![]() |
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các vụ tai nạn điện xảy ra do vi phạm hành lang an toàn lưới điện bao gồm một số nguyên nhân chính sau: thi công xây dựng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị, công trình, nhà ở; câu cá; phương tiện giao thông hoặc bốc dỡ hàng hóa; trèo cột điện, vào trạm điện, bắn pháo sợi kim tuyến hoặc thả diều, đèn trời; chặt, tỉa, mang vác cây và các nguyên nhân khác.
Mặc dù đã có nhiều thông tin tuyên truyền, cảnh báo về hành lang an toàn lưới điện bằng nhiều hình thức khác nhau, đồng thời so với năm 2021, số vụ tai nạn giảm 37%, số người chết giảm 41%, số người bị thương giảm 29% nhưng số liệu năm 2022 cho thấy tình hình tai nạn điện do vi phạm hành lang an toàn lưới điện vẫn còn diễn biến phức tạp.
Để giảm thiểu tai nạn điện trong dân do vi phạm hành lang an toàn trong thời gian tới, EVN và các đơn vị thành viên kiến nghị Sở Công Thương các tỉnh/thành phố tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt vi phạm đối với các hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện và phối hợp cùng các đơn vị Điện lực tăng cường công tác tuyên truyền đến các tổ chức, người dân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn do vi phạm hành lang an toàn lưới điện có thể xảy ra.
Hải Anh
-
Ban QLDA các công trình điện miền Nam: Thực hiện tốt các dự án được giao trong năm 2023
-
Gỡ vướng mắc mặt bằng các dự án truyền tải điện tại Gia Lai
-
EVN và TKV, Tổng Công ty Đông Bắc ký thỏa thuận hợp tác cung cấp than dài hạn
-
EVN đang nỗ lực đảm bảo cung ứng điện, cân bằng tài chính
-
Đảm bảo cung ứng đủ than cho sản xuất điện
-
Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư về khung giá điện mặt trời, điện gió
-
Giải pháp tiết kiệm năng lượng với “Đổi bóng - Sáng đèn”
-
Công nhân Tuyển than Cửa Ông tích cực rèn luyện tay nghề thi Thợ giỏi cấp Tập đoàn năm 2023
-
Than thương phẩm của TKV chỉ còn 04 tiêu chuẩn cơ sở
-
Đức đối mặt "cơn gió ngược" trong chuyển đổi xanh
-
Ban QLDA các công trình điện miền Nam: Thực hiện tốt các dự án được giao trong năm 2023