Venezuela-Guyana: Khi dầu mỏ một lần nữa châm ngòi xung đột

10:49 | 10/12/2023

18,939 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Việc phát hiện ra trữ lượng dầu khổng lồ được cho là nguyên nhân khơi dậy tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ giữa Venezuela và Guyana, nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn khi Guyana bắt đầu cấp giấy phép cho các công ty đa quốc gia khai thác dầu thô ở vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền, theo AFP.
Mỹ tập trận trên vùng tranh chấp dầu khí giữa Venezuela - GuyanaMỹ tập trận trên vùng tranh chấp dầu khí giữa Venezuela - Guyana
Thế giới phản ứng như thế nào trước cuộc khủng hoảng gia tăng giữa Venezuela và Guyana?Thế giới phản ứng như thế nào trước cuộc khủng hoảng gia tăng giữa Venezuela và Guyana?
Venezuela-Guyana: Khi dầu mỏ một lần nữa châm ngòi xung đột
Vùng tranh chấp Essequibo giữa Venezuela và Guyana

Tranh chấp quay trở lại

Đây là những gì chúng ta biết về cuộc đối đầu ở khu vực Essequibo, nơi đang khiến cả thế giới phải lo lắng.

Lãnh thổ rộng 160.000 km2 này đã được quản lý bởi Guyana kể từ phán quyết trọng tài năm 1899 có lợi cho quốc gia này khi đó.

Venezuela tuyên bố khu vực này trong lịch sử được coi là một phần lãnh thổ của mình kể từ năm 1777, khi nó là một phần của đế quốc Tây Ban Nha, với sông Essequibo tạo thành ranh giới tự nhiên.

Vụ việc được đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở The Hague. Ngủ yên từ lâu, cuộc tranh cãi lại tái diễn vào năm 2015 khi gã khổng lồ năng lượng ExxonMobil của Mỹ phát hiện trữ lượng dầu thô khổng lồ ở Essequibo - nơi chiếm khoảng 2/3 lãnh thổ Guyan và là nơi sinh sống của 125.000 trong tổng số 800.000 công dân của nước này.

Đột nhiên, Guyana có trữ lượng ước tính khoảng 11 tỷ thùng dầu thô - mức bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Kể từ đó, ExxonMobil đã khởi động 63 dự án khoan, nâng sản lượng của Guyana lên 600.000 thùng/ngày. Đến cuối năm 2027, sản lượng dự kiến sẽ đạt 1,2 triệu thùng/ngày.

Venezuela-Guyana: Khi dầu mỏ một lần nữa châm ngòi xung đột
Hoạt động của ExxonMobil tại Lô Canje ngoài khơi Guyana

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã phản đối việc cấp giấy phép ở một khu vực chưa được ICJ chính thức phân định và đã mô tả người đồng cấp Guyana Irfaan Ali là "nô lệ" của ExxonMobil.

Venezuela có trữ lượng dầu thô được chứng minh là lớn nhất thế giới với khoảng 300 tỷ thùng, nhưng việc khai thác đã bị ảnh hưởng trong nhiều năm do quản lý kinh tế yếu kém, tham nhũng và các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Sản lượng đã giảm chỉ trong hơn một thập kỷ từ 3 triệu thùng/ngày xuống mức thấp nhất là 400.000 thùng/ngày, trước khi phục hồi nhẹ lên 750.000 thùng/ngày hiện nay.

Sáp nhập Essequibo

Sau cuộc trưng cầu dân ý hôm Chủ nhật tuần trước với đa số chấp thuận đề xuất của Caracas về việc thành lập một tỉnh ở Essequibo của Venezuela, ông Maduro đã ra lệnh cho Công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA cấp giấy phép thăm dò dầu, khí đốt và khoáng sản trong khu vực.

Venezuela-Guyana: Khi dầu mỏ một lần nữa châm ngòi xung đột
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu tại cuộc trưng cầu dân ý

Tổng thống cũng đưa ra tối hậu thư cho các công ty hoạt động theo giấy phép do Guyana cấp phải rút khỏi khu vực này trong vòng ba tháng và đàm phán lại với Venezuela.

Ông Mariano de Alba thuộc Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế nói với AFP rằng thời hạn này "đang tạo ra sự bất ổn đáng kể" cho các công ty.

"Chúng ta sẽ phải xem họ phản ứng thế nào."

Luật sư tranh tụng quốc tế Ramon Escovar Leon nói với AFP rằng lệnh của Maduro sẽ khó thực thi.

Ông De Alba, người tin rằng Tổng thống Maduro đang tìm cách buộc ông Ali phải đàm phán về việc cấp phép, nói thêm: “Trên giấy tờ, bạn có thể cấp giấy phép nhưng việc thực hiện không được đảm bảo”.

Phó Tổng thống Guyana Bharrat Jagdeo hôm thứ Năm nói với các công ty nước ngoài rằng "không quan tâm đến Maduro hay tối hậu thư của ông ta. Chúng tôi sẽ bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền đó của Guyana. Họ đang hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ này."

Venezuela-Guyana: Khi dầu mỏ một lần nữa châm ngòi xung đột

Khó xảy ra xung đột

Cộng đồng quốc tế bày tỏ lo ngại về tình trạng căng thẳng gia tăng, nhưng các chuyên gia không tin rằng có nhiều nguy cơ xảy ra xung đột toàn diện.

Mỹ lo ngại về nguồn cung dầu trung và dài hạn của mình và có mọi lợi ích trong việc giữ hòa bình trong khu vực.

Tuy nhiên, Mỹ cũng đã bất ngờ công bố sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung với Guyana trong khi Liên Hợp Quốc lên kế hoạch triệu tập cuộc họp khẩn cấp của hội đồng an ninh để thảo luận về mối đe dọa của Venezuela nhằm sáp nhập hơn 2/3 quốc gia Nam Mỹ giàu dầu mỏ này.

Venezuela-Guyana: Khi dầu mỏ một lần nữa châm ngòi xung đột
Ảnh minh họa

Trong khi đó, ông De Alba cho biết: “Các hoạt động quân sự hạn chế” có thể xảy ra, chẳng hạn như tuần tra quân sự, nhưng có thể sẽ không có gì hơn thế.

Căng thẳng gia tăng hôm thứ Năm với việc Mỹ tuyên bố tập trận quân sự chung ở Guyana, điều bị Venezuela chỉ trích là "sự khiêu khích".

Ông Escovar Leon nói rằng cái giá cho sự căng thẳng leo thang có thể quá cao để Venezuela có thể mạo hiểm do lợi ích của các đồng minh của Guyana như Mỹ và Trung Quốc.

Bối cảnh hiện tại

Guyana đã trở thành một trong những quốc gia ghi nhận tăng trưởng nhanh nhất về khai thác dầu khí kể từ khi bắt đầu khai thác thương mại vào năm 2019.

Theo Wall Street Journal, thông qua một loạt khám phá bắt đầu từ năm 2015, ông lớn dầu khí Mỹ ExxonMobil và hai đối tác là Hess và công ty dầu khí CNOOC của Trung Quốc, đã tìm thấy hơn 11 tỷ thùng dầu ngoài khơi bờ biển Guyana – một trữ lượng có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ. Một số giám đốc điều hành dầu mỏ nói rằng họ chưa bao giờ chứng kiến thành công ở quy mô như vậy trong sự nghiệp của mình và sẽ không bao giờ chứng kiến thành công tương tự nữa.

Venezuela-Guyana: Khi dầu mỏ một lần nữa châm ngòi xung đột
Các phát hiện của ExxonMobil tại Guyana

Quốc gia này cũng là lý do Chevron, một Big Oil khác, bỏ ra số tiền 55 tỷ USD để mua lại Hess, nhằm tăng hiện diện tại quốc gia này.

Giám đốc điều hành Chevron Mike Wirth nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Nó thực sự độc đáo trên thế giới. Phát hiện lớn nhất trong thập kỷ qua, một nguồn tài nguyên chất lượng cao…và nó có tiềm năng tăng trưởng chưa từng có.”

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đã có động thái mời Guyana trở thành thành viên mới nhất của mình. Tuy nhiên, Guyana cho đến nay vẫn nói rằng họ muốn được độc lập để có thể kiểm soát sản lượng dầu của mình.

Về phía Venezuela, quốc gia Nam Mỹ này hồi tháng 10 đã được Chính phủ Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu khí sau khi Chính phủ Venezuela đạt được thỏa thuận với phe đối lập về cuộc bầu cử năm 2024.

Theo số liệu chính thức báo cáo với OPEC, sản lượng dầu thô của Venezuela đạt trung bình 786.000 thùng/ngày trong tháng 10, thấp hơn mức đỉnh 820.000 thùng/ngày trong tháng 8 và mục tiêu 1 triệu thùng/ngày đặt ra cho năm nay. Sản lượng hiện nay đã được nâng lên 850,000 thùng/ngày, theo Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Venezuela, ông Erick Pérez.

Đỗ Khánh

AFP