VBF: Thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực thi

19:06 | 23/12/2020

263 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong kiến nghị gửi tới Diễn đàn, rất nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đề cập tới vấn đề phát triển năng lượng, đặc biệt là điện khí.

Bên cạnh tiếng nói, mong mỏi từ cộng đồng doanh nghiệp và cam kết từ phía Chính phủ, quan trọng hơn lúc này là sự chân thành trong thực thi cam kết, nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và cuộc sống.

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2020
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2020

Trong kiến nghị gửi tới Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên 2020, rất nhiều Hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đề cập tới vấn đề phát triển năng lượng, đặc biệt là điện khí.

Khó khăn từ doanh nghiệp

Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt nam (InCham) nhu cầu điện năng ở Việt Nam đang tăng khoảng 10%/năm, tạo áp lực lớn lên ngành điện trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho phát triển kinh tế. Quy hoạch điện VII cũng đặt mục tiêu điện khí tự nhiên hoá lỏng đạt 44 tỷ kWh vào năm 2020; 76 tỷ kWh vào năm 2025 và 96 tỷ kWh vào năm 2030. Tổng công suất của các nhà máy nhiệt điện khí được đặt mục tiêu lần lượt đạt 9 triệu kW vào năm 2020, 15 triệu kW vào năm 2025 và 19 triệu kW vào năm 2030.

Tuy nhiên trong thực tế, là những người đi vào thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực điện LNG tại Việt Nam cho biết gặp nhiều thách thức bao gồm chi phí đầu tư LNG cao, khung pháp lý đang phát triển về điện khí hóa lỏng (LNG-to-power) ở Việt Nam có thể mang lại những bất ổn.

Đồng thời, làm việc với các doanh nghiệp nhà nước đôi khi là một công việc khó khăn do cách thức hoạt động của các doanh nghiệp này và nguồn thông tin hạn chế để các nhà đầu tư thực hiện thẩm định doanh nghiệp.

Trao đổi bên lề diễn đàn, ông Hong Sun, Đồng Chủ tịch Liên minh VBF, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cũng bày tỏ ủng hộ nhận định của đại diện doanh nghiệp Ấn Độ. Đồng thời lo ngại việc Việt Nam không có đủ nguồn khí trong nước và phải nhập khẩu nhiên liệu để vận hành các nhà máy điện LNG, đồng nghĩa với việc tăng thêm chi phí.

Ghi nhận những thành công của Việt Nam khi đã và đang chú trọng vào năng lượng tái tạo, nhưng Nhóm Công tác cơ sở hạ tầng VBF cho rằng, năng lượng tái tạo chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của Việt Nam và Việt Nam cần nhiều điện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.

àd

Nhóm Công tác cơ sở hạ tầng VBF cho rằng, năng lượng tái tạo chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của Việt Nam và Việt Nam cần nhiều điện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.

“Nếu điện năng không được sản xuất từ than đá, sẽ phải được sản xuất từ khí hoặc nhiên liệu hạt nhân. Những dự án này có thể đòi hỏi chi phí từ 5 - 50 tỷ USD. Để thu hút những dòng vốn này, Việt Nam cần phải xem xét các dự án lớn này tách biệt với các dự án hạ tầng nhỏ hơn khác”, Báo cáo của Nhóm Công tác cơ sở hạ tầng VBF nêu rõ.

Trách nhiệm thực thi cam kết từ Chính phủ

Thấu hiểu những khó khăn kể trên của doanh nghiệp năng lượng nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp nói chung, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Theo đó, lãnh đạo Chính phủ cam kết Chính phủ tiếp tục thực hiện nhất quán trong chính sách điều hành, bình ổn kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho tăng trưởng. Đồng thời điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ, tài khoá và các chính sách khác. Thúc đẩy cầu tiêu dùng và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số.

Đồng thời, tăng cường khuyến khích đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào hạ tầng, cơ sở. “Thực hiện tốt các hiệp định thương mại đầu tư song phương và đa phương tận dụng cơ hội đầu tư quốc tế. Chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với những thay đổi trong chính sách thương mại đầu tư của các quốc gia khác”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh. Đặc biệt, tạo sức hấp dẫn của nền kinh tế để qua đó giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và thu hút đầu tư chất lượng cao.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn rằng, quan trọng hơn những cam kết này chính là nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực thi, điều này vô cùng quan trọng vào thời điểm hiện nay, khi mà COVID-19 đang buộc giới đầu tư phải tính toán lại kế hoạch chiến lược kinh doanh, tính toán lại các địa chỉ đầu tư trên thế giới.

Có thể nói, Việt Nam đang được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có lợi thế cạnh tranh tốt hơn trong thời điểm hiện tại bởi kiểm soát tốt dịch COVID-19 đồng thời duy trì kinh tế vĩ mô ổn định. Nhưng cũng chính vào thời điểm này, nhiều nền kinh tế cũng đang tìm cách thu hút dòng đầu tư chuyển dịch, lợi thế này có thể sẽ nhanh chóng mất đi.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), ông Tetsu Funayama đề nghị Chính phủ Việt Nam xây dựng cơ chế chính sách ổn định để nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng lập kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, đặc biệt đối với năng lượng tái tạo như xem xét duy trì và kiện toàn chính sách biểu giá điện ưu đãi phù hợp hơn, hoàn thiện hợp đồng mua điện giúp nhà đầu tư dễ dàng vay vốn ngân hàng, đơn giản thủ tục hành chính khi bổ sung dự án vào Quy hoạch tổng thể (PDP). Đặc biệt, áp dụng ưu đãi cho công ty nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo, nới lỏng hơn nữa quy định về sử dụng các nguồn điện ngoài lưới điện.

Theo enternews.vn