Trung Quốc phá giá nhân dân tệ: Tiền Việt Nam chịu “sức ép” lớn
Như tin đã đưa, trong một động thái đáp trả lại Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã quyết định phá giá tỷ giá nhân dân tệ (CNY) đối với USD ở mức 0,6%.
Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích từ Công ty chứng khoán MB (MBS), khi Trung Quốc thực hiện phá giá đồng CNY thì nước này sẽ phải đối mặt với nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô trầm trọng, ngoài tầm kiểm soát.
Cụ thể, nền kinh tế Trung Quốc đang suy yếu và có mức nợ vay cao. Do đó, một sự kỳ vọng phá giá nội tệ lớn có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và gây thách thức cho nền kinh tế với áp lực lạm phát tăng, dòng vốn đầu tư đảo chiều và sự sụt giảm tại các thị trường tài sản nhạy cảm như thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Ngoài ra, mức thuế quan Mỹ áp dụng cho hàng Trung Quốc là rất cao (25%). Do đó, theo MBS, để giảm toàn bộ tác động của điều này, Trung Quốc giảm giá nhân dân tệ tương ứng (25%) là bất khả thi.
![]() |
Việc Trung Quốc chọn giải pháp phá giá nhân dân tệ để trả đũa Mỹ, áp lực giảm giá lên VND sẽ tăng lên đáng kể |
Về phía Việt Nam, MBS cho rằng, với việc Trung Quốc chọn giải pháp phá giá nhân dân tệ để trả đũa Mỹ, áp lực giảm giá lên VND sẽ tăng lên đáng kể do hai nguyên nhân chính.
Một là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải chủ động hạ giá VND để tránh làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam đối với các quốc gia mới nổi khác.
Hai là dòng vốn đầu tư có thể xuất hiện tình trạng rút lui khỏi các thị trường mới nổi do quan ngại suy thoái tại Trung Quốc do đó gây sức ép lên VND.
Một báo cáo gần đây của SSI Retail Research thì cho rằng, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đứng trước nguy cơ leo thang, vấn đề kiểm soát tỷ giá sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố bên ngoài, đặc biệt là diễn biến đồng CNY.
Chỉ tính trong vòng 4 ngày từ 6/5 đến 9/5/2019, đồng CNY đã mất giá khoảng 1,3%, xấp xỉ mức độ mất giá đã từng xảy ra vào giữa tháng 6/2018. Tuy nhiên, khác với năm ngoái, các thành viên thị trường và phía Trung Quốc đều đã có sự chuẩn bị từ trước. Tỷ giá USD/CNY dù đã tăng lên 6,82 nhưng vẫn còn thấp hơn mức đỉnh của năm 2018 là 6,97.
Chuyên gia của SSI đánh giá, sự mất giá của CNY ảnh hưởng đến VND phần nhiều là ở khía cạnh tâm lý nên phía Việt Nam vẫn còn nhiều công cụ để ổn định tỷ giá. Đồng VND vì vậy nếu có biến động vẫn sẽ nằm trong tầm kiểm soát.
Về vấn đề này, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, cuộc chiến thương mại căng thẳng đã làm tỷ giá các đồng tiền bị biến động tương đối mạnh, đặc biệt là CNY và đồng tiền tại các nước mới nổi và cận biên, trong đó có VND.
Các phiên gần đây, tỷ giá có mức tăng tương đối mạnh do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang trở lại.
BVSC nhận định, trong trường hợp muốn giữ ổn định tỷ giá, NHNN có thể sẽ tính đến phương án bán ra USD, đồng nghĩa với hút tiền VND về. Nếu tình huống này xảy ra, NHNN nhiều khả năng sẽ phải tính toán để có động thái bơm ròng vốn qua kênh nghiệp vụ thị trường mở (OMO) và tín phiếu để giữ thanh khoản ổn định, tránh việc tăng cao đột biến của lãi suất liên ngân hàng.
Theo Dân trí
Trung Quốc chính thức phá giá đồng nhân dân tệ Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đang bị phá giá thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 12 khi cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc leo thang và mỗi quốc gia đều có chiến lược áp thuế lên hàng hóa của nhau. |
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
-
Tin tức kinh tế ngày 18/4: Thương mại Việt Nam - Lào lập kỷ lục trong quý I/2025