Trung Quốc "nuốt chửng" dòng dầu và than của Nga khi xung đột kéo dài
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Nhập khẩu than nhiệt và than luyện cốc từ Nga đã tăng lên 10,6 triệu tấn trong tháng 6, cao hơn tổng nhập khẩu từ các nhà cung cấp hàng đầu khác của Trung Quốc là Indonesia và Mông Cổ, theo dữ liệu hải quan hôm thứ Năm (20/7).
Cũng trong tháng 6, lượng dầu chảy từ Nga đến Trung Quốc đạt 10,5 triệu tấn, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nền kinh tế lớn nhất châu Á đã chứng tỏ quốc gia này là một lối thoát quan trọng cho cả dầu mỏ và than đá cho Moscow khi các khách hàng phương Tây quay lưng với chúng.
Trung Quốc đã duy trì quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin bất chấp xung đột với Ukraine nổ ra năm ngoái. Quốc gia châu Á cũng từ chối tham gia các biện pháp trừng phạt do Mỹ lãnh đạo.
Về giao thương than đá, từ giữa tháng 5, Nga đã đẩy mạnh vận tải dọc theo tuyến đường sắt xuyên Baikal nối với thành phố biên giới Manzhouli ở Nội Mông của Trung Quốc. Ngoài ra, Nga cũng có kế hoạch cho một tuyến đường sắt khác đến phía đông bắc Mạc Hà ở Hắc Long Giang, theo Viện nghiên cứu GRCoal Trung Quốc.
Trong khi đó, trang Financial Times đưa tin rằng Trung Quốc đang lợi dụng dòng dầu thô giá rẻ của Nga để tăng dự trữ và xuất khẩu các sản phẩm lọc dầu. Việc tăng nhập khẩu dầu lên mức kỷ lục trong năm nay diễn ra bất chấp bối cảnh phục hồi chậm của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nó cho thấy các biện pháp trừng phạt đối với Nga đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu như thế nào, với việc Trung Quốc nhận được lợi ích kép từ dầu thô giá rẻ và cơ hội thúc đẩy xuất khẩu.
Đỗ Khánh
Bloomberg, Financial Times
-
Sống không cần năng lượng của Nga: EU đang tìm kiếm giải pháp thần kỳ
-
"Xốc lại tinh thần" đoàn kết, châu Âu đẩy nhanh gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga, tấn công trực diện hạm đội bóng đêm
-
Nguyên nhân nào khiến Ả Rập Xê Út tăng xuất khẩu dầu thô từ tháng 5?
-
Giới dầu mỏ Trung Quốc được lợi gì trước cú sốc thuế quan của ông Trump?