Trung Quốc cảnh báo Mỹ về hậu quả của việc rút khỏi Hiệp ước INF với Nga

07:00 | 23/10/2018

568 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữ vai trò quan trọng đối với an ninh thế giới và sự đổ vỡ của hiệp ước này sẽ có "những tác động tiêu cực đa phương", Trung Quốc khẳng định. Bắc Kinh cũng cho rằng Tổng thống Donald Trump đã sai khi nêu ra Trung Quốc như là một lý do cho việc rời bỏ Hiệp ước.  
trung quoc canh bao my ve hau qua cua viec rut khoi hiep uoc inf voi ngaAnh chỉ trích Nga và ủng hộ Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF
trung quoc canh bao my ve hau qua cua viec rut khoi hiep uoc inf voi ngaTổng thống Trump đe dọa rút khỏi Hiệp ước INF với Nga
trung quoc canh bao my ve hau qua cua viec rut khoi hiep uoc inf voi ngaMỹ dọa sẽ phá hủy các đầu đạn hạt nhân của Nga "nếu cần"
trung quoc canh bao my ve hau qua cua viec rut khoi hiep uoc inf voi nga
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc

"INF là một thỏa thuận quan trọng về việc kiểm soát kho vũ khí của Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hiệp ước này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định quan hệ quốc tế, trong việc duy trì sự cân bằng chiến lược và an ninh toàn cầu. Nó vẫn còn rất quan trọng trong tình hình hiện nay”, Hua Chunying, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

"Việc Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước này sẽ có tác động tiêu cực tới toàn thế giới", phát ngôn viên Hua Chunying nhấn mạnh.

Bà Hua Chunying nói thêm rằng "việc coi Trung Quốc như một nguyên nhân để Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF là hoàn toàn sai lầm vì Trung Quốc không phải là một bên tham gia ký kết".

Ngày 20/10, Tổng thống Donald Trump tuyên bố từ bỏ Hiệp ước INF, cáo buộc Moscow vi phạm và nghi ngờ Trung Quốc đang tích cực phát triển vũ khí. Thứ trưởng Ngoại trưởng Nga Sergei Ryabkov và Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev cảnh báo Washington về nguy cơ của việc rút khỏi hiệp ước này và đe dọa sẽ trả đũa.

Được ký ngày 8/12/1987 giữa Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thư ký Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev, Hiệp ước INF nhằm mục tiêu tiêu hủy các tên lửa có tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Vào tháng 5/1991, các điều kiện của thỏa thuận đã được hoàn thành: Liên Xô đã phá hủy hơn 1.700 tên lửa đạn đạo và hành trình mặt đất, và Washington cũng đã loại bỏ 859. Hiệp ước cho phép mỗi bên tự ý rút khỏi thỏa thuận nếu chứng minh được quyết định của mình. Trong 30 năm qua, Moscow và Washington đã không ngừng chỉ trích, cáo buộc lẫn nhau vi phạm thỏa thuận và nhiều lần đe dọa rút khỏi Hiệp ước.

Nh.Thạch

AFP

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc