Trẻ em không biết xem phim gì!
Phim nhựa “bỏ quên” trẻ em
Sau bộ phim truyện nhựa “Tâm hồn mẹ” được coi là tác phẩm điện ảnh đề tài thiếu nhi giới thiệu tại Liên hoan phim lần thứ 17 (năm 2011), cho tới nay, hầu như rất hiếm tác phẩm điện ảnh của Việt Nam ra rạp phục vụ đối tượng khán giả nhí. Tuy nhiên, ngay cả “Tâm hồn mẹ” cũng có nhiều cảnh... dành cho người lớn, khiến các em học sinh lớp 7-8 phải che mặt trong những buổi chiếu phục vụ công chúng.
Sau “Tâm hồn mẹ”, phải tới năm 2015 mới có phim “Bảo mẫu siêu quậy” của đạo diễn Lê Bảo Trung về đề tài gia đình và trẻ em. Mặc dù nội dung không xuất sắc, nhưng trong thực tế hiện nay, “Bảo mẫu siêu quậy” trở thành nhân tố mới lạ, thu hút các gia đình đưa con đi xem. Nội dung bộ phim phản ánh cuộc sống hiện đại, khi những ông bố, bà mẹ vì mải mê công việc nên không còn thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Bên cạnh đó, phim còn đề cập đến nhiều vấn nạn xã hội nổi cộm gần đây như bắt cóc trẻ, bạo hành xảy ra ở các cơ sở giữ trẻ tư nhân... được diễn tả dưới góc nhìn hài hước, nhẹ nhàng.
![]() |
“S.O.S Sói trắng” - một trong những bộ phim hiếm hoi làm cho thiếu nhi và người lớn nhằm nâng cao nhận thức về nạn ấu dâm |
Cũng trong năm 2015, bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ, dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh cũng trở thành hiện tượng bất ngờ của dòng phim dành cho thiếu nhi nói riêng và điện ảnh Việt Nam nói chung. Đạo diễn Victor Vũ cũng từng nhìn nhận rằng, phim đã “gãi đúng chỗ ngứa” khi điện ảnh Việt Nam đang rất thiếu những phim về thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo.
Và đến năm 2016, đạo diễn Lê Bảo Trung tiếp tục cho ra đời “Bảo mẫu siêu quậy 2”, năm 2017, đạo diễn này trở lại với “Anh em siêu quậy”. Nội dung là câu chuyện về hai anh em Ku Tin và Ku Ton không muốn cha mẹ san sẻ tình thương cho bé khác.
Theo thống kê của các rạp chiếu lớn, năm 2016, Việt Nam có khoảng 40 bộ phim điện ảnh, nhưng chỉ có 1 phim cho thiếu nhi. Đến năm 2017, số lượng dự án điện ảnh lên tới 50-60 phim, nhưng chỉ có duy nhất tác phẩm của đạo diễn Lê Bảo Trung về đề tài thiếu nhi.
Thiếu vắng kịch bản phim thiếu nhi
Lý giải việc phim thiếu nhi Việt thiếu và yếu, nhiều nhà sản xuất phim cho rằng, làm phim thiếu nhi khó nên chưa mạnh dạn đầu tư bởi nhiều nguyên nhân: Thiếu kịch bản, thiếu diễn viên “nhí”, lợi nhuận thấp và dễ bị lỗ.
Từng thành công với “Đội đặc nhiệm nhà C21”, nhưng đạo diễn Vũ Hồng Sơn “rửa tay gác kiếm” với mảng đề tài này. Đạo diễn chia sẻ: “Quản lý dàn diễn viên toàn trẻ con rất mệt, đấy là chưa kể đến việc phải sắp xếp để những diễn viên nhí vừa có thời gian đóng phim, vừa có thời gian đi học”.
Từng chuyển thể và đạo diễn phim truyền hình “Kính vạn hoa” (lấy kịch bản từ tập truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh), đạo diễn Nguyễn Minh Chung, cho rằng: “Làm phim thiếu nhi rất khó, để làm hay càng khó khăn gấp trăm lần”.
Với tình hình điện ảnh cho thiếu nhi ảm đạm như hiện nay, rất cần sự chung tay, đầu tư của các hãng phim tư nhân, Nhà nước và sự dấn thân của các đạo diễn, biên kịch, diễn viên. |
Mới đây, sau đạo diễn Lê Bảo Trung, một bộ phim có đề tài thiếu nhi, lên án nạn ấu dâm chuẩn bị được ra rạp, đó là Dự án phim “S.O.S Sói trắng” của đạo diễn Lê Hoàng. Đạo diễn Lê Hoàng thừa nhận cái khó nhất khi làm bộ phim này chính là việc thể hiện sự xâm hại trên phim, làm sao để không phản cảm và không gây tổn thương cho trẻ nhỏ. Chính vì vậy, khi quay phim đề tài nhạy cảm này phải thật khéo léo, cần giữ hình ảnh cho trẻ em khi đóng phim ấu dâm.
Một vấn đề khác khiến các nhà sản xuất, đạo diễn “né” mảng đề tài thiếu nhi, đó là chi phí đầu tư cho phim trẻ em khá lớn nhưng lại khó thu hồi vốn. Thông thường, chi phí cho một tập phim truyền hình là 150-200 triệu đồng, chi phí cho phim điện ảnh vào khoảng 15-20 tỉ đồng. Với chi phí này, nếu không có sự đầu tư từ phía Nhà nước thì các nhà làm phim tư nhân khó lòng làm được, thay vào đó, họ sẽ sản xuất các phim hài để dễ thu hồi vốn.
Với trường hợp của “S.O.S Sói trắng”, nhiều nhân viên, nghệ sĩ trong đoàn phim đã đóng góp công sức bằng việc lấy cát-sê thấp hoặc không lấy cát-sê như nhà quay phim Nguyễn Tranh tuyên bố không lấy cát-sê làm phim và kêu gọi tổ quay phim cùng phụ giúp để giảm chi phí. Đạo diễn Lê Hoàng cũng không nhận cát-sê khi phim chưa có doanh thu. Diễn viên Huy Khánh cũng chủ động gọi điện xin tham gia đóng phim mà không lấy cát-sê.
Với tình hình điện ảnh cho thiếu nhi ảm đạm như hiện nay, rất cần sự chung tay, đầu tư của các hãng phim tư nhân, Nhà nước và sự dấn thân của các đạo diễn, biên kịch, diễn viên. Đây không chỉ là động thái giúp điện ảnh Việt Nam thêm sôi động, toàn diện hơn mà còn tránh được cảnh trẻ con “bịt mắt” xem những bộ phim dành cho người lớn.
K.An
-
Những địa phương ở Quảng Nam và Quảng Ngãi không thay đổi địa giới hành chính
-
Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng
-
Thông xe 20km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Bước đột phá trong kết nối hạ tầng vùng Đông Nam Bộ
-
[Chùm ảnh] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á
- Tử vi tuần mới (14-20/4/2025): Tuổi Hợi vận may tài lộc, tuổi Sửu cơ hội thăng tiến
- Tử vi tuần mới (7-13/4/2025): Tuổi Mùi hạnh phúc vẹn tròn, tuổi Mão công danh sáng rõ
- Tử vi tháng 4/2025: Tuổi Ngọ sự nghiệp khởi sắc, tuổi Thân vượng vận đào hoa
- Tử vi tuần mới (31/3-6/4/2025): Tuổi Tý tài lộc vượng phát, tuổi Dậu quý nhân trợ vận
- Tử vi tuần mới (24-30/3/2025): Tuổi Sửu nỗ lực không ngừng, tuổi Dần tài lộc bội thu
- Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
- Tử vi tuần mới (17-23/3/2025): Tuổi Thân tài chính khởi sắc, tuổi Dậu sự nghiệp thuận lợi
- Tử vi tuần mới (10-16/3/2025): Tuổi Tý chuyển biến tích cực, tuổi Thìn công danh khởi sắc