Trách nhiệm xã hội không phải là “gánh nặng”
Nền móng phát triển bền vững
![]() |
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa |
Đầu tháng 12 vừa qua, Quỹ Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tại Việt Nam phối hợp với Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Nhìn từ APEC 2017, cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp”. Buổi tọa đàm nhằm khuyến khích các nhà quản trị DN Việt Nam và các DN đến từ CHLB Đức đang hoạt động tại Việt Nam quan tâm, tiến tới thực hiện các chính sách, trách nhiệm xã hội, đặc biệt là các trách nhiệm về môi trường, trong đó có bảo tồn các loài động thực vật hoang dã, quý hiếm (viết tắt là CSR).
Phát biểu tại buổi tọa đàm, TS Phạm Chi Lan - Thành viên Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh phân tích: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các DN gia tăng lợi thế cạnh tranh và đòi hỏi các DN phải tuân thủ các chuẩn mực về lao động cũng như trách nhiệm bảo vệ môi trường. Như vậy, các chính sách CSR đối với DN không còn là một sự cam kết tự nguyện mà chính là một yêu cầu tất yếu cho sự cạnh tranh cũng như phát triển bền vững của DN trong bối cảnh hiện nay.
Nói về thực trạng bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện nay, TS Văn Ngọc Thịnh - Giám đốc WWF tại Việt Nam cho biết: “Chúng ta đang phải đối mặt với những mất mát lớn về đa dạng sinh học, với nguy cơ cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 có thể xảy ra và lấy đi 75% số loài, để lại hậu quả nghiêm trọng chưa từng có với loài người. Thế giới sẽ thiếu hụt trầm trọng nguồn vốn từ tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển. Hệ lụy của việc mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên là biến đổi khí hậu, sóng thần, sự biến mất rừng nguyên sinh, không còn động vật hoang dã tự nhiên nữa”.
Theo ông Văn Ngọc Thịnh, tuy các DN không có sự liên quan hay ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật hoang dã quý hiếm đang bị đe dọa tiệt chủng trên thế giới, nhưng thực ra họ là lực lượng có quan hệ mật thiết đến việc tiêu thụ các nguồn hàng quý hiếm này. Vì đa số những người có thể sử dụng sừng tê giác, ngà voi… đều là những người giàu có. Những năm gần đây, khi công nghệ phát triển đòi hỏi sự ứng dụng công nghệ mới, đây là một cơ hội để tổ chức bảo tồn thiên nhiên kêu gọi những nhà quản lý, DN làm thể nào để chung tay cùng bảo bệ môi trường.
Cần hiểu đúng chính sách
Chia sẻ thêm về việc thực hiện chính sách CSR của các DN hiện nay, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy (Bộ Khoa học và Công nghệ) nhận định, hầu hết các DN ở Việt Nam hiện nay đều chưa nhìn ra được bản chất và giá trị vô hình của chính sách CSR. Rất nhiều công ty hay tập đoàn đang phát triển chính sách CSR một cách rất thô, coi đó là một “gánh nặng” chứ không hề xuất phát từ ý thức thực hiện một cách tự giác.
![]() |
Toàn cảnh buổi tọa đàm |
Nhiều DN đưa các chi phí cho việc thực hiện chính sách CSR vào chi phí hoạt động maketing, coi những chuyện đi làm từ thiện hay giá trị của chính sách CSR là cách để tạo hình ảnh. Tuy nhiên, giá trị của DN không còn là giá trị bằng tiền, vì tiền chỉ chiếm khoảng 30% độ tin cậy của một DN. Những giá trị lớn khác nằm ở giá trị vô hình như: thương hiệu, niềm tin, sự yêu quý và kinh nghiệm của các chuyên gia trong công ty.
Vị Giám đốc Trung tâm Khoa học tư duy phân tích thêm, các DN Việt thường sắp xếp ngân sách cho chính sách CSR nằm dưới ngân sách mảng maketing và làm việc dưới sự chỉ đạo của maketing làm sao để có lợi cho DN nhất. Trong khi trên thế giới, chính sách CSR được coi là giá trị tài sản vô hình rất lớn, họ chuyển giá trị chính sách CSR sang thành giá trị tài chính. Ở các tập đoàn lớn, chính sách CSR được đặt nằm trong chiến lược phát triển của tập đoàn như một yếu tố quyết định thành công.
Chính sách CSR (Corporate social responsibility - trách nhiệm xã hội của DN) bao gồm: giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, vì lợi ích cộng đồng… |
Là DN có thâm niên hoạt động tại Việt Nam gần 25 năm, ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Tài chính Công ty B.Braun Việt Nam chia sẻ: “Tính bền vững là nguyên tắc định hướng quan trọng trong các hoạt động của Công ty B.Braun Việt Nam. Việc tạo ra các giá trị bền vững cho nhân viên, xã hội và môi trường là rất quan trọng. Vì vậy, công ty luôn đưa chính sách về CSR như: hướng tới các hoạt động bảo vệ môi trường và các loài động vật hoang dã thông qua việc sử dụng tài nguyên có trách nhiệm, các chương trình hoạt động hỗ trợ cho trẻ em nghèo. Đặc biệt, công ty không sử dụng các nguồn nguyên liệu từ động, thực vật hoang dã nguy cấp để sản xuất các sản phẩm và dịch vụ y tế có tác dụng chữa bệnh nhưng vẫn thân thiện với môi trường”.
Còn theo các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, để các DN không còn coi trách nhiệm bảo vệ môi trường nói riêng và chính sách CSR nói chung là “gánh nặng” thì cần tổ chức nhiều chương trình đào tạo, tuyên truyền cho DN thực hiện trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường theo đúng pháp luật. Trong đó, cần làm rõ những lợi ích mà DN sẽ thu được nếu tuân thủ tốt pháp luật về môi trường và xã hội. Từ những lợi ích về môi trường sẽ giúp cải thiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng năng lượng, vật liệu, tái chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Qua đó, tiết kiệm được chi phí vật liệu, đầu tư, nâng cao được hình ảnh của C và mang lại nhiều cơ hội kinh doanh hơn...
Mỹ Hạnh - Thiên Minh
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng