TP HCM: Triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp công cộng
![]() |
Xe đạp công cộng được bố trí ở 43 vị trí trên vỉa hè một số tuyến đường ở quận 1 (ảnh: BTT) |
Theo kế hoạch, dịch vụ xe đạp công cộng được thí điểm trong 1 năm. Xe đạp công cộng được bố trí ở 43 vị trí trên vỉa hè một số tuyến đường ở quận 1, nằm gần các trạm dừng, nhà chờ xe buýt, công viên, điểm du lịch... để phục vụ người dân đi lại với các chặng đường ngắn. Mỗi trạm có diện tích 10-15 m2, cho 10-20 xe đậu 2 dãy.
Đại diện doanh nghiệp đầu tư dự án cho biết, 500 xe đạp được nhập về TP Hồ Chí Minh vào đầu tháng 11, trong đó có 388 xe phục vụ cho thuê, còn lại dự phòng.
Giá thuê xe trước mắt được áp dụng 5.000 đồng/30 phút và 10.000 đồng/giờ/xe.
Xe đạp sử dụng có gắn khóa thông minh, tính năng định vị GPS, đóng hoặc mở khóa thông qua kết nối mạng 2G, 3G, 4G, Bluetooth trên di động.
Để sử dụng dịch vụ, khách thuê cần tải ứng dụng Mobike trên điện thoại và quét tìm trạm cho thuê xe gần nhất, sau đó quét mã code mở khóa xe và đăng ký giá cước theo thời gian sử dụng... Sau khi hoàn thành chuyến đi, khách thuê cất xe vào nơi quy định.
Nhằm tránh xảy ra mất cắp, thất lạc, người thuê đăng ký dịch vụ cần cung cấp và xác minh thông tin cá nhân hợp lệ. Mỗi xe đạp được gắn thẻ ID định danh. Thông qua hệ thống phần mềm trung tâm, cán bộ vận hành có thể theo dõi lộ trình di chuyển của xe và người điều khiển.
Tham dự lễ và trực tiếp đạp xe để trải nghiệm, Giám đốc Sở GTVT TP Hồ Chí Minh Trần Quang Lâm nhận định loại hình giao thông mới như xe đạp công cộng tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn đi lại cho người dân thành phố, qua đó tăng cường hiệu quả sử dụng xe buýt và các phương tiện công cộng trong tương lai (MRT, BRT, vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy...) theo hướng văn minh, hiện đại, hạn chế nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường..
Ông Trần Quang Lâm cho biết, trước mắt, thành phố cho chủ đầu tư thuê mặt bằng đỗ xe đạp miễn phí, sau một năm sẽ tính lại giá thuê. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, nếu mô hình xe đạp công cộng này thành công sẽ nhân rộng phạm vi hoạt động ra một số quận khác.
Cũng theo ông Lâm, sắp tới, thành phố sẽ có tuyến metro số 1, các hình thức kết nối như xe buýt, xe đạp và cả xe buýt điện... Giao thông nói chung không chỉ gắn với việc đi lại của người dân mà còn là sự phát triển của du lịch, sự sôi động, tươi trẻ của thành phố.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải của TP Hỗ Chí Minh tầm nhìn sau năm 2020, thành phố dự kiến xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị (MRT) xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm chính. Ngoài ra, thành phố cũng phát triển 3 tuyến xe điện mặt đất và 6 tuyến buýt nhanh, xe đạp công cộng, taxi, vận tải đường thủy...
Việc phát triển dịch vụ xe đạp công cộng kỳ vọng góp phần tăng cường hiệu quả sử dụng xe buýt, MRT, BRT... từ đó hạn chế nhu cầu sử dụng xe cơ giới cá nhân, giảm ô nhiễm môi trường.
![]() |
![]() |
![]() |
T.H
-
Thanh niên TP HCM trải nghiệm AI và nghề làm đẹp
-
Hơn 400 du khách từ Iran đến Việt Nam trên chuyến bay charter VIP đầu tiên
-
Khai mạc Hội thi “Người ươm mầm” lần IV năm 2025
-
Háo hức "check-in" cánh đồng hoa hướng dương bên sông Sài Gòn
-
[VIDEO] Nút giao Vành đai 3 với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây nhìn từ trên cao
-
Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
Công bố kết quả PAR Index 2024: Hải Phòng dẫn đầu cả nước, toàn quốc duy trì đà tăng
-
Thông xe 20km cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Bước đột phá trong kết nối hạ tầng vùng Đông Nam Bộ
-
[Chùm ảnh] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á
-
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Bình Dương