TP HCM thông qua dự án xây dựng nhà hát giao hưởng 1.500 tỷ
![]() |
![]() |
![]() |
Theo kế hoạch của UBND TP HCM, dự án nhà hát giao hưởng vũ kịch Thủ Thiêm có mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, với quy mô gồm hai khán phòng lớn và nhỏ với tổng 1.700 chỗ. Dự kiến, thời gian thực hiện khoảng 2018 - 2022.
Lãnh đạo thành phố cho rằng, nhà hát giao hưởng vũ kịch chuẩn quốc tế sẽ là công trình văn hóa mang đậm kiến trúc, nghệ thuật của thành phố văn minh, hiện đại như TP HCM. Sau khi thẩm tra về tờ trình xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch, Ban Kinh tế và Ngân sách, HĐND TP HCM khẳng định cần thiết xây dựng nhà hát này.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu tại kỳ họp |
Trong quá trình thảo luận, các đại biểu HĐND thành phố đánh giá cao kế hoạch xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch của thành phố, song một số đại biểu còn bày tỏ băn khoăn.
Các đại biểu HĐND thành phố cho rằng, muốn xây dựng một nhà hát lớn, tầm cỡ quốc tế thì nên khảo sát nhu cầu thị trường, tránh tình trạng cung - cầu lệch pha.
Đại biểu Vương Đức Hoàng Quân nêu quan điểm: “Đây là loại nhạc tương đối khó khăn, kén chọn nên để bảo phát huy hiệu quả nhà hát cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả nhà hát, sáng đèn thường xuyên. Đặc biệt theo tôi nên có một chương trình phổ biến kiến thức nhạc giao hưởng cho người dân để nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch hoạt động hiệu quả hơn, có ý nghĩa thiết thực hơn”.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP HCM nhận định, nhà hát giao hưởng, nhạc, vũ kịch góp phần giữ gìn, nâng cao chất lượng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung cũng như các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của thành phố nói riêng.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy không khỏi băn khoăn: “Đề nghị làm rõ thêm giá trị văn hóa, khai thác kinh tế của nhà hát. Chưa hết, trong quá trình sử dụng có thành nhà hát đa năng hay không? Một vấn đề nữa tôi quan tâm, làm sao để nhiều người dân tiếp cận được công trình trên”.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao TP HCM phát biểu tại hội nghị |
NSƯT Trần Vương Thạch - Giám đốc Nhà hát Giao hưởng - Nhạc và Vũ kịch thành phố cho biết, hiện nay, khối văn phòng của nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch có trụ sở tầng hầm Nhà hát Thành phố, đoàn vũ kịch đang thuê hội trường của Thư viện Khoa học tổng hợp (quận 1) để tập, giao hưởng và hợp xướng lại tập ở rạp Thanh Vân (quận 3) sau khi rạp cải tạo lại. Mỗi lần có đoàn nước ngoài đến diễn hay dựng những vở lớn cần tập chung giao hưởng, nhạc kịch và vũ kịch hàng trăm con người lại chen nhau tập tành chật chội ở rạp Thanh Vân. Vì vậy, đã đến lúc các đơn vị, ban ngành thành phố cần bắt tay vào xây dựng một nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch ở quận 2.
“Không có nhà hát nào có số phận long đong như nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch thành phố. Kế hoạch xây dựng 20 năm rồi nhưng giờ vẫn còn nằm trên giấy”, NSƯT Trần Vương Thạch nhấn mạnh.
Liên quan đến việc xây dựng nhà hát Giao hưởng nhạc và vũ kịch, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm - Chủ tịch HĐND TP HCM cho biết, việc xây dựng nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch đã được thành phố ấp ủ từ nhiều nhiệm kỳ. Sau khi thông qua tờ trình này, các đơn vị khi xây dựng nhà hát cần lưu ý về kiến trúc nhà hát phải có thiết kế độc đáo, đạt chuẩn quốc tế, xứng tầm là nơi hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của người dân, là địa điểm độc đáo để thu hút khách du lịch quốc tế.
Mai Phương
-
Chủ tịch UBND quận 1 được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND TP HCM
-
HĐND TP HCM họp bất thường bầu bổ sung 2 Phó chủ tịch UBND
-
Ông Nguyễn Thiện Nhân: “Bà con Thủ Thiêm dựng lều nơi cũ không giải quyết được căn cơ”
-
Nhà hát 1.500 tỉ đồng ở TP Hồ Chí Minh: Chưa hợp thời?!
-
Ông Trần Vương Thạch: 'Nhà hát 1.500 tỷ cần cho sự nghiệp văn hóa TP HCM'
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025