TP HCM: Sân khấu kịch đang 'chết'

09:01 | 26/10/2015

1,458 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Hiện nay, một số sân khấu phải đóng cửa, một số khác thì hoạt động cầm chừng… Chưa bao giờ sân khấu kịch lại rơi vào tình trạng vắng khách như thời điểm hiện tại. Có thể nói, sân khấu kịch đang 'chết'.  

Vừa qua, rất nhiều ông chủ, bà chủ của các sân khấu kịch TP HCM đã lên tiếng về tình trạng chết dần của sân khấu mình. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu vẫn là vì tình trạng bị ế khách mà tiền đầu tư vở diễn thì cao, tiền thuê mặt bằng cũng ngày càng tăng.

Ngay cả với những sân khấu từng là điểm sáng của làng kịch nghệ TP như IDECAF, Phú Nhuận, 5B, Hoàng Thái Thanh… cũng dần dần rơi vào tình trạng ế ẩm tương tự. Ở những sân khấu này, có nhiều suất khán giả đến không quá nửa rạp, thậm chí chỉ có khán giả ở những hàng ghế đầu.

tp hcm san khau kich dang chet
Vở kịch Tình lá diêu bông

Chia sẻ với chúng tôi, đạo diễn Ái Như của sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh cho biết, từ khi sân khấu chuyển địa điểm từ quận 3 sang quận 10, khán giả mất đi hơn phân nửa. Nữ đạo diễn cho biết, hiện tại sân khấu bán được không đến 100 vé mỗi suất, nhiều khi còn dưới con số 50 vé. Vì thế mà sân khấu thường xuyên rơi vào tình trạng phải đóng cửa, hủy suất và xin lỗi khán giả trước giờ công diễn. 

Theo tính toán thì sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh phải bán hết 150 vé mới không bị lỗ vốn cơ bản. Thế nhưng, “chúng tôi phải luôn bù lỗ vì thực tế hiếm khi nào bán đủ doanh số đó”, đạo diễn Ái Như cho biết.

Không riêng gì với Hoàng Thái Thanh, ngay cả sân khấu kịch Phú Nhuận của nghệ sĩ Hồng Vân, một địa điểm nổi tiếng là ăn nên làm ra của làng kịch TP cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mới đây, nghệ sĩ Hồng Vân chia sẻ rằng, rất có thể bà sẽ phải đóng cửa sân khấu Phú Nhuận nếu không đủ tiền trang trải!

tp hcm san khau kich dang chet
Một vở diễn của sân khấu kịch Hồng Vân

Hiện tại thì sân khấu kịch Phú Nhuận chưa đến mức phải rơi vào cảnh đóng cửa. Nghệ sĩ Hồng Vân cho biết bà cũng đã thương thảo và ký xong hợp đồng thuê sân khấu thành công. Ngay sau đó, nghệ sĩ Hồng Vân cũng đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp sân khấu để đáp ứng nhu cầu khán giả trong dịp cuối năm nay.

Hồng Vân cho biết, cuộc đời bà gắn liền với sân khấu nên bà cố gắng duy trì nó đến cùng. Tuy nhiên, tương lai thế nào thì vẫn còn đang ở phía trước vì sân khấu kịch vốn đang rơi vào tình trạng suy thoái mạnh, không riêng gì với kịch Phú Nhuận mà nhiều sân khấu kịch đang 'chết'.

tp hcm san khau kich dang chet

Sân khấu kịch nỗ lực chinh phục khán giả trẻ!

“Khán giả không tìm đến sân khấu, thì sân khấu tự tìm đến khán giả” là phương châm mà bấy lâu, nhà hát Tuổi Trẻ đã tận dụng để kéo công chúng đến gần với sân khấu kịch…

tp hcm san khau kich dang chet

Sân khấu kịch: Tre già nhưng măng… chưa mọc!

Nghệ thuật cần có những nhân tố trẻ để kế thừa và phát triển. Nói cách khác là tre già thì măng phải mọc, phải luôn tìm kiếm, đào tạo, bồi dưỡng lớp trẻ vì tương lai của nghệ thuật.

tp hcm san khau kich dang chet

Đạo diễn Ái Như: Tôi có những điều ước dang dở

"Tôi muốn có một sân khấu đẹp, một kịch bản hay và những diễn viên tài năng, mẫu mực. Tất nhiên, điều ước này, với tôi, luôn là dang dở" đạo diễn Ái Như chia sẻ.

Quay ngược trở lại thời gian khoảng 4-5 năm trước, lúc này, kịch vẫn còn một món ăn tinh thần đặc sản của nhiều khán giả, nhất là các du khách khi đến TP HCM. Khi đó, các sân khấu lớn nhỏ đều sáng đèn hàng tuần và nếu muốn xem, khán giả phải đặt vé trước chứ gần đến suất diễn, vé đều bán hết.

Thời đó, sân khấu cũng xuất hiện nhiều vở kịch tạo nên một cơn sốt không khác gì so với những bộ phim “bom tấn” của rạp chiếu phim. Thể loại kịch cũng rất phong phú từ đề tài lịch sử, tâm lý xã hội đến kinh dị, ma quái… Tất cả từng tạo nên một bầu không khí kịch nghệ ở TP vô cùng sôi nổi.

tp hcm san khau kich dang chet
Vở Đêm vượn hú của sân khấu 5B Võ Văn Tần

Cũng chính vì kịch nghệ những năm trước đó ăn nên làm ra nên nhiều diễn viên, đạo diễn đã tự tách ra làm sân khấu riêng. Bên cạnh những cái tên quen thuộc thì thị trường kịch gần đây còn có thêm hàng loạt những tên mới như kịch Tâm Ngọc, Sao Minh Béo, Nam Quang và gần chục điểm cà phê kịch khác.

Thế nhưng, khi số lượng sân khấu tăng lên thì thị trường kịch nghệ lại nhanh chóng tuột dốc. IDECAF, Phú Nhuận, 5B từng là những sân khấu đắt khách đến “cháy vé” thì bây giờ lại phải kiếm từng khán giả.

Số lượng khán giả tụt giảm kéo theo đời sống sân khấu cũng đi xuống nghiêm trọng.

Cụ thể, đó là sân khấu thiếu vắng những kịch bản mới, những vở diễn mới được đầu tư. Dàn biên kịch, đạo diễn, diễn viên gạo cội cũng dần dần rời xa sân khấu, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Thay vì sống chết với sân khấu kịch, bây giờ họ chuyển sang viết kịch bản phim, làm diễn viên, đạo diễn điện ảnh… NSƯT Công Ninh, đạo diễn Đức Thịnh, diễn viên Thanh Thúy... là những nhân vật như vậy!

Đó là hiện trạng chung của làng kịch ở TP HCM hiện nay và cũng là dấu hiệu của một “cái chết” được báo trước.

Kỳ 2: Giải mã 'cái chết' của sân khấu kịch

L.Trúc

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.