TP HCM công khai hơn 15.000 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội
Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình nợ hơn 38,4 tỷ đồng BHXH/Ảnh minh họa/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Theo danh sách BHXH TP HCM, đứng đầu các đơn vị chậm đóng BHXH là Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (phường Võ Thị Sáu, quận 3) dù chỉ mới chậm đóng 10 tháng nhưng số tiền chậm đã lên đến hơn 38,4 tỷ đồng.
Tiếp đến là công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn, một doanh nghiệp lớn trong ngành bưu chính ở TP HCM lâu nay. Công ty này đã không đóng BHXH cho người lao động đến tháng thứ 71 với số tiền hơn 37,3 tỷ đồng.
Xếp thứ 3 về số tiền chậm đóng BHXH là chi nhánh công ty cổ phần Anh ngữ Apax (phường 12, quận 3). Đơn vị này chậm đóng gần 31,3 tỷ đồng với thời gian chưa đóng BHXH cho người lao động là 48 tháng. Đó là chưa kể đến một chi nhánh khách của công ty cổ phần Anh ngữ Apax đóng ở phường 6, quận 3 cũng nợ gần 1,4 tỷ đồng với thời gian chưa đóng là 43 tháng.
Tiếp đó là công ty CP TMDV Thiếu Nhi Mới (đóng tại phường Cô Giang, quận 1) với số tiền chậm đóng BHXH lên đến gần 30,2 tỷ đồng trong thời gian 45 tháng. Một doanh nghiệp khác trong hệ thống này là công ty cổ phần TINI (đóng trụ sở cùng địa chỉ công ty trên) cũng chậm đóng BHXH cho người lao động đến tháng thứ 5 với số tiền gần 4,8 tỷ đồng.
Danh sách các doanh nghiệp chậm đóng BHXH tại TPHCM/ Nguồn BHXH TP HCM/https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Trong ngành may mặc, công ty TNHH Gain Việt Nam ở phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân chậm đóng đến tháng thứ 54 với số tiền gần 11 tỷ đồng; công ty TNHH May mặc Sản xuất Quang Thái ở phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân chậm đóng đến tháng thứ 45 với số tiền gần 12,4 tỷ đồng; công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn ở phường Đông Hưng Thuận, quận 12 chậm đóng đến tháng thứ 9 với số tiền hơn 12 tỷ đồng…
Một doanh nghiệp khá lớn trong lĩnh vực nông nghiệp là công ty TNHH Vinh Thùy (đóng tại phường 3, quận 3) cũng chậm đóng BHXH cho người lao động đến tháng thứ 53 với số tiền hơn 10,3 tỷ đồng.
Trong ngành dược phẩm, công ty CP Dược phẩm Pha No ở phường 12, quận Phú Nhuận chậm đóng đến tháng thứ 38 với số tiền gần 13,2 tỷ đồng; công ty cổ phần dược phẩm Duy Tân ở phường 11, quận Phú Nhuận chậm đóng đến tháng thứ 51 với số tiền hơn 11,5 tỷ đồng…
Ở ngành kỹ thuật - cơ khí, công ty cổ phần Cơ khí và nhôm kính Anh Việt (đóng tại phường An Phú Đông, quận 12) chậm đóng đến tháng thứ 29 với số tiền gần 11,8 tỷ đồng; công ty TNHH Kỹ thuật Hòa Hiệp (đóng tại phường 2, quận Tân Bình) chậm đóng đến tháng thứ 95 với số tiền hơn 11,6 tỷ đồng.
Một số công ty khác dù chỉ mới gặp khó khăn vài năm gần đây nhưng số tiền chậm đóng BHXH tăng rất nhanh, vượt qua mức 10 tỷ đồng chỉ trong vòng vài tháng.
Cũng theo danh sách, còn có doanh nghiệp chậm đóng hơn 100 tháng như Công ty Cổ phần Xây dựng Vận tải Hoàng Ngân với 153 tháng chậm đóng, Công ty CP ĐT & Xây dựng Công trình miền Đông với 148 tháng chậm đóng.
Cụ thể dánh sách hơn 15.000 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội tại TP HCM: Xem tại đây
Theo điều 37, quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, các đơn vị chậm đóng BHXH trên 1 tháng sẽ phải chịu mức phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức xử phạt đối với trường hợp trốn đóng BHXH Người sử dụng lao động có hành vi trốn đóng BHXH, BHTN hoặc có các hành vi vi phạm khác liên quan đến việc đóng BHXH, BHTN sẽ bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo Bộ luật Hình sự 2015, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia sẽ bị xử phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người lao động và trả lại số tiền đã trốn đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội. |
Huy Tùng
-
Tin tức kinh tế ngày 7/10: Gần 16% tổ chức tín dụng lo ngại lợi nhuận tăng trưởng âm
-
Vừa làm, vừa hoàn thiện thị trường carbon trong nước
-
Doanh nghiệp Nhà nước cần được tăng cường phân cấp, phân quyền để nâng cao hiệu quả kinh doanh
-
34,7% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn trong quý III/2024
-
Trung Quốc “kiềm chế” mua vàng tháng thứ năm liên tiếp