TotalEnergies: Phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ V)

06:27 | 08/09/2024

2,912 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Hành động của TotalEnergies SE (Công ty) nhằm cắt giảm lượng khí thải trực tiếp từ các hoạt động dầu khí đang vận hành nhắm đến toàn bộ chuỗi giá trị bao gồm cả hoạt động hóa lọc dầu.

Tập trung vào mảng lọc-hóa chất: Lộ trình khai thác thực tiễn và đầy tham vọng

Sản xuất hydrogen xanh green cho Nhà máy lọc dầu Normandy: Hành động của Công ty nhằm cắt giảm lượng khí thải trực tiếp từ các hoạt động dầu khí đang vận hành nhắm đến toàn bộ chuỗi giá trị bao gồm cả hoạt động hóa lọc dầu, trong đó lượng phát thải thuộc các Phạm vi 1và 2 từ các địa điểm vận hành đã giảm 32% kể từ năm 2015 đến nay 2023. Hiện có nhiều đòn bẩy được sử dụng để giảm lượng khí thải: Cải tiến liên tục về hiệu quả sử dụng năng lượng, thay thế hydro tiêu thụ bằng hydrogen xanh green, điện khí hóa động cơ, thay thế nhiên liệu lỏng bằng khí tự nhiên và sử dụng điện xanh.

TotalEnergies: Phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ V)
Ảnh minh họa

Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các dự án hiện tại: (i) Cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng nhờ kế hoạch 2 năm của Công ty với hơn 200 dự án (liên quan đến ngân sách 400 triệu USD) đã được triển khai để giảm mức tiêu thụ năng lượng của phân khúc này xuống 5% (giảm đốt dầu thường xuyên nhờ thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý năng lượng kỹ thuật số, tích hợp nhiệt được cải thiện, tối ưu hóa các quy trình như quản lý tắc nghẽn bộ trao đổi và cải tiến thiết kế tài sản như thiết kế cải cách cơ sở Normandy). (ii) Hydrogen loại bỏ carbon trong tài sản ở châu Âu của Công ty: Tham vọng của phân khúc hóa lọc đầu là thay thế hydrogen 500 Kt/năm được sử dụng trong các nhà máy lọc dầu ở châu Âu bằng hydrogen xanh green (2030) thuộc khuôn khổ quy định RFNBO của EU.

Tham vọng này bắt đầu từ sự hợp tác nhằm mục đích xây dựng và quản lý máy điện phân của Air Liquide và Công ty cung cấp khoảng 700 GWh/năm công suất điện tái tạo để cung cấp năng lượng cho nó. Hoạt động loại bỏ carbon hóa hydrogen trong các tài sản ở châu Âu của Công ty sẽ giúp tránh được lượng khí thải lên tới 5 Mt CO₂/năm (2030). (iii) Tiến bộ điện khí hóa được thực hiện trong điện khí hóa động cơ (30 MW công suất, giảm phát thải khí nhà kính GHG 100 KtCO₂e/năm), theo dõi nhiệt của đường ống và thiết bị gia nhiệt sơ bộ cấp liệu. (iv) Chuyển sang cung cấp năng lượng xanh: Tham vọng của Công ty là các cơ sở đang vận hành ở châu Âu và Hoa Kỳ được hưởng lợi từ việc cung cấp 100% điện xanh từ năm 2025 (Hoa Kỳ và châu Âu tinh chế năng lượng thuộc Phạm vi 2 khoảng 2,5 MtCO₂) và sẽ được kích hoạt nhờ sáng kiến ​​Go Green của Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu điện của tất cả các khu công nghiệp bằng điện xanh ở châu Âu và Hoa Kỳ gần 6,5 TWh/năm công suất).

Do đó, ở Châu Âu, gần 5 TWh/năm công suất sẽ được cung cấp cho tài sản R&C từ danh mục năng lượng tái tạo ở châu Âu trong khi ở Hoa Kỳ, có gần 1,5 TWh/năm công suất sẽ được cung cấp cho tài sản R&C từ danh mục năng lượng tái tạo ở tiểu bang Texas. Hành động chuyển sang cung cấp năng lượng xanh này sẽ cho phép giảm phát thải 2,5 Mt CO₂/năm vào năm 2025 (gần 100% năng lượng thuộc Phạm vi 2), tương ứng với mức giảm phát thải 10% so với Phạm vi 1 và 2 cho tài sản R&C 2015. (v) Bước đi tiếp theo: Thu hồi carbon ở các nguồn phát thải cao: Bước đi tiếp theo trong lộ trình loại bỏ carbon của Công ty trong hoạt động hóa lọc dầu là thu hồi carbon. Ví dụ như một nghiên cứu ở giai đoạn khái quát đang được tiến hành để nghiên cứu việc thu hồi CO₂ từ cơ sở Antwerp FCC và xuất khẩu nó để cô lập (tại các bể kho chứa dưới lòng đất ở Biển Bắc). Hành động này có thể giúp Công ty giảm phát thải 0,8 MtCO₂/năm.

Khí tự nhiên hóa lỏng: Nhiên liệu chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng

Trên thị trường khí đốt tự nhiên, Công ty hiện đang tập trung vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), loại khí có thể được vận chuyển đi khắp nơi trên thế giới, do đó đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, như trường hợp đã từng xảy ra ở châu Âu kể từ năm 2022 với việc CHLB Nga cắt giảm mạnh việc cung cấp khí đốt qua đường ống. Sự phát triển của điện tái tạo, tuy mang tính chất không liên tục và theo mùa, song sẽ đòi hỏi sự gia tăng các nguồn lực phát điện linh hoạt. Đối với việc sản xuất điện linh hoạt của các nhà máy điện khí đốt thì sẽ phát thải lượng khí nhà kính GHG chỉ bằng một nửa so với các nhà máy điện đốt than với cùng một lượng điện sản xuất, điều này cho phép đảm bảo sản xuất điện không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết trái ngược với năng lượng tái tạo, và đối mặt với sự biến động của nhu cầu.

Ngoài ra, khí đốt tự nhiên còn đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm thiểu lượng khí thải từ sản xuất điện thay thế cho than, đặc biệt ở châu Á, nơi loại khí này vẫn chiếm một phần rất lớn trong cơ cấu điện năng của nhiều quốc gia (ví dụ như 63% ở Trung Quốc, 72% ở Ấn Độ). Với vị trí đa dạng và đặc biệt là vị trí xuất khẩu LNG hàng đầu tại Hoa Kỳ với sản lượng đạt hơn 10 Mt (2023) hiện Công ty trở thành doanh nghiệp sản xuất LNG lớn thứ 3 thế giới, với 44 Mt được bán ra thị trường (2023). Hiện Công ty có ý định củng cố vị thế của mình nhằm khẳng định vị trí là một công ty tích hợp bằng cách phát triển danh mục đầu tư hàng đầu, điều này giúp công ty sẽ đạt được mức tăng trưởng 50% về sản lượng LNG trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến năm 2030.

Giảm thiểu lượng khí thải carbon của danh mục LNG: Công ty hiện đặt mục tiêu giảm dần lượng phát thải khí nhà kính GHG của chuỗi giá trị LNG, từ sản xuất khí đốt đến người sử dụng cuối. Ngoài những nỗ lực nhằm cắt giảm lượng khí thải methane, các sáng kiến ​​hiện đang được triển khai trên toàn bộ chuỗi giá trị LNG. Hiện nay, việc điện khí hóa các quy trình của nhà máy khí hóa lỏng đang giúp cắt giảm lượng khí thải carbon của LNG và tương lai, mức giảm thiểu này sẽ được củng cố bằng các dự án thu hồi và lưu trữ CO₂. Công ty cũng đang nỗ lực cắt giảm lượng khí thải vận chuyển bằng cách đổi mới đội tàu chuyên chở LNG được thuê bằng các tàu hiện đại, hiệu suất cao.

Tiêu điểm: Tại khu vực Bắc Mỹ: Khởi động dự án Rio Grande LNG 17,5 Mtpa công suất trị giá 15 tỷ USD. Tại Qatar: Ký kết hợp đồng mua 3,5 Mtpa công suất trong 27 năm với QatarEnergy. Tại Ấn Độ: Chuyến giao lô hàng LNG đầu tiên tới cụm kho cảng LNG Dhamra. Các thiết bị đầu cuối tái hóa khí nổi mới (FSRU) ở châu Âu: Với tư cách là nhà điều hành tái hóa khí hàng đầu của châu Âu với công suất trên 20 Mt, Công ty đã góp phần đảm bảo an ninh nguồn cung của lục địa này bằng việc đã đưa vào vận hành hai FSRU tại Lubmin (Đức) và Le Havre (Pháp) vào năm 2023.

Hướng tới mục tiêu zero phát thải khí methane

Khí methane là một loại khí nhà kính GHG có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao hơn 30 lần so với CO₂ và thời gian tồn tại trong khí quyển ngắn hơn nhiều. Điều này khiến việc cắt giảm phát thải khí methane trở thành ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu. Cho đến nay, đã có hơn 150 quốc gia đã ký Cam kết methane toàn cầu được phát động tại Glasgow (2021) nhằm mục đích cắt giảm 30% lượng khí thải methane so với mức năm 2020 vào năm 2030. Lượng khí thải methane do con người tạo ra chủ yếu đến từ năng lượng, chất thải và nông nghiệp, trong đó có khoảng 25% là đến từ lĩnh vực dầu khí. Công ty tin tưởng trách nhiệm của lĩnh vực là hướng tới mức phát thải khí methane bằng zero (2030) và muốn làm gương cho lĩnh vực công nghiệp này. Kế hoạch của Công ty chủ yếu dựa trên ba hành động: Loại bỏ việc đốt dầu thường xuyên, loại bỏ các quạt thông gió và sửa chữa các chỗ rò rỉ ngay khi chúng được phát hiện.

Sự xuất sắc liên tục trong hoạt động của Công ty khi đã cắt giảm hơn 60% lượng khí thải methane do hoạt động trong chuỗi giá trị kể từ năm 2015 ký kết Thỏa thuận Paris, mặc dù toàn bộ lĩnh vực dầu khí đã duy trì mức phát thải gần như không đổi trong giai đoạn này, theo ước tính của IEA. Vào đầu năm 2022, Công ty đã đặt ra các mục tiêu cụ thể, đầy tham vọng cho thập kỷ tới, trong đó yêu cầu cắt giảm 50% so với mức năm 2020 vào năm 2025 và 80% (2030). Các mục tiêu này bao gồm tất cả tài sản hoạt động của Công ty và vượt xa mức giảm 75% về lượng khí thải methane từ dầu khí vào năm 2030 (so với năm 2020) theo khuyến nghị của IEA khi xây dựng Kịch bản NZE. Công ty cũng đang đạt được tiến bộ nhanh chóng hướng tới mục tiêu này: Vào năm 2023, lượng khí thải methane mà Công ty vận hành là 34 Kt, giảm 47% so với mức năm 2020. Công ty hiện đã đặt mục tiêu đạt được vào năm 2025 là giảm 50% (2024) sớm hơn một năm so với kế hoạch đã đề ra.

Hiện Công ty cũng còn là bên ký kết Hiến chương loại bỏ carbon trong dầu khí được đưa ra tại COP28, bao gồm tham vọng “nhằm mục tiêu phát thải khí methane ở thượng nguồn gần như bằng zero vào năm 2030”. Để phù hợp với tham vọng chung này, Công ty hiện đang tăng cường mục tiêu cắt giảm cường độ khí methane dưới 0,1% (2030) tại các cơ sở khí đốt của mình thông qua phương cách mở rộng mục tiêu này sang tất cả các cơ sở dầu khí thượng nguồn đang hoạt động, đồng thời, đang hoàn toàn đảm nhận vai trò lãnh đạo của mình trong cuộc chiến nhằm giảm thiểu lượng khí thải methane.

Công nghệ phát hiện và định lượng khí methane dựa trên máy bay không người lái đã được cung cấp cho một số công ty dầu khí quốc gia: Công ty hiện đang hợp tác cùng với các đối tác của mình để triển khai các biện pháp thực tiễn tốt nhất trên các tài sản không được vận hành của mình. Công ty còn là công ty tiên phong trong việc phát hiện và định lượng lượng khí thải trong điều kiện thực tế. Sau khi triển khai máy bay không người lái AUSEA (Máy quang phổ siêu nhẹ trong không khí dành cho ứng dụng môi trường) tại tất cả các địa điểm hoạt động thượng nguồn trên toàn thế giới, Công ty đã thực hiện các chuyến bay AUSEA đầu tiên trên các tài sản không hoạt động trong bốn chiến dịch tại: Qatar, Brazil, Azerbaijan và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (2023). Trong những tháng gần đây, Công ty cũng đã công bố việc ký kết 05 thỏa thuận hợp tác với các công ty dầu khí quốc gia để cung cấp công nghệ phát hiện và định lượng khí thải methane AUSEA: Petrobras (Brazil), SOCAR (Azerbaijan), Sonangol (Angola), NNPC (Nigeria) và ONGC (Ấn Độ). 

Tiêu điểm: (i) Tiêu chuẩn vàng OGMP 2.0 (Oil & Gas Methane Partnership của Oil & Gas Methane Partnership: Sáng kiến đối tác dầu khí methane 2.0 là một khuôn khổ báo cáo toàn diện dựa trên phép đo đạc dành cho lĩnh vực dầu khí): Trong báo cáo “Theo dõi khí methane” năm 2023, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã xác nhận trạng thái Tiêu chuẩn vàng của Công ty trong năm thứ 3 liên tiếp với đánh giá chiến lược thu hút của Công ty trong các tài sản không được vận hành của Công ty là “tất cả các ngôi sao”. Hàng năm, báo cáo này đánh giá việc triển khai khuôn khổ OGMP 2.0 của được tạo ra vào năm 2020 để hướng dẫn báo cáo về khí methane trong lĩnh vực dầu khí. Khuôn khổ này đã khuyến khích các công ty dầu khí tiếp tục cải thiện việc báo cáo lượng phát thải từ các hoạt động và không hoạt động, đồng thời tập trung vào việc thực hiện các phép đo đạc tại chỗ để xác minh các ước tính mang tính toàn diện và chính xác. (ii) Hỗ trợ cho quỹ ủy thác khí methane mới của Ngân hàng Thế giới: Hiện Công ty là doanh nghiệp đầu tiên công bố đóng góp 25 triệu USD trong giai đoạn 2024-2030 cho quỹ ủy thác Giảm đốt khí methane và đốt dầu thường xuyên toàn cầu (e Global Flaring and Methane Reduction-GFMR) do Ngân hàng Thế giới phát động tại COP28. GFMR sẽ nhắm tới mục tiêu tài trợ và hỗ trợ các dự án chiến lược nhằm loại bỏ việc đốt dầu thường xuyên và giảm phát thải khí methane ở các quốc gia có tiềm năng giảm phát thải lớn nhất.

Link nguồn:

https://TotalEnergies.com/system/files/documents/2024-03/TotalEnergies _sustainability-climate-2024-progress-report_2024_en_pdf.pdf

Tuấn Hùng

Total Energies