Tiêm vắc xin Covid-19: Hy vọng nào cho người tị nạn?

07:00 | 12/08/2021

3,933 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Trong nhiều tháng qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia tiêm phòng cho người tị nạn. WHO xếp họ vào nhóm có nguy cơ cao thứ hai...

Salimullah hiện đang sống ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ từ năm 2013 sau khi thoát khỏi cuộc bạo động ở Myanmar. Anh ấy và gia đình đã sống sót nhờ vào thực phẩm được quyên góp. Nhưng anh ấy phải sớm trở lại làm việc, ngay cả khi có nguy cơ nhiễm Covid-19 và lây nhiễm cho người khác.

Một vài người tị nạn ở Ấn Độ đã bắt đầu được tiêm vắc xin. Nhưng không một ai trong trại của anh ấy được tiêm cả. Chỉ có hơn 7% trong số 1,4 tỷ người dân của Ấn Độ đã được tiêm chủng đầy đủ.

Tiêm vắc xin Covid-19: Hy vọng nào cho người tị nạn?

Một nhà hoạt động từ thiện đang phát quần áo mới cho những người dân trong trại tị nạn ở các vùng ngoại ô New Delhi, Ấn Độ.

“Căn bệnh này không phân biệt ai. Nếu chúng tôi bị nhiễm bệnh, người dân địa phương cũng sẽ mắc bệnh”, Salimullah nói với Associated Press (AP).

Nhưng thực tế không phải như vậy.

Trong nhiều tháng qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia tiêm phòng cho người tị nạn. WHO xếp họ vào nhóm có nguy cơ cao thứ hai, cùng với những người có tình trạng sức khỏe nguy kịch.

Sajjad Malik là lãnh đạo cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc. Ông cho biết những người tị nạn sống trong những môi trường đông đúc, nơi virus có thể lây lan một cách dễ dàng. Họ cũng ít được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nước sạch.

Hơn 160 quốc gia đã đưa người tị nạn vào kế hoạch tiêm chủng của họ. Nhưng những kế hoạch đó đã bị thay đổi do sự thiếu hụt nguồn cung. WHO cho biết khoảng 85% vắc xin đã được cung cấp bởi các quốc gia giàu có. Đồng thời, tổ chức này ước tính rằng 85% trong số 26 triệu người tị nạn trên thế giới sống ở các nước phát triển đang phải trang giành để tiêm phòng cho những người có nguy cơ nhiễm cao.

Một số quốc gia, như Bangladesh, đặt nhiều hy vọng vào COVAX, một chương trình quốc tế nhằm cung cấp vắc xin cho các quốc gia nghèo hơn. Bangladesh mới chỉ nhận được 100.620 liều vắc xin từ COVAX.

Trên toàn thế giới, chương trình COVAX đã cung cấp ít hơn 8% trong số 2 tỷ liều vắc xin mà chương trình đã hứa vào cuối năm nay.

Ngay cả ở những quốc gia đã bắt đầu tiêm chủng cho người tị nạn, thì nguồn cung cấp vẫn ở mức thấp. Trong trại Bidi Bidi của Uganda, chưa đến 2% trong số 200.000 người tị nạn đã được tiêm một mũi vắc xin AstraZeneca. Liều thứ hai cũng bị thiếu hụt sau khi Ấn Độ ngừng tài trợ khi các ca nhiễm virus của chính nước này tăng mạnh.

Tiêm vắc xin Covid-19: Hy vọng nào cho người tị nạn?
Bên trong một trại dành cho người tị nạn ở phía đông nam New Delhi, Ấn Độ.

Một số quốc gia, như Ấn Độ, trước tiên cần phải có các giấy tờ như hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của chính phủ để đăng ký tiêm vắc xin. Nhưng nhiều người tị nạn lại không có những giấy tờ tùy thân này. Hiện Ấn Độ đã nới lỏng các yêu cầu đó, nhưng rào cản ngôn ngữ và thông tin sai lệch về vắc xin tiếp tục gây ra các vấn đề.

Frido Herinckx, thành viên thuộc Hội Chữ thập đỏ, đã giúp đỡ điều hành các hoạt động liên quan COVID-19 của tổ chức ở châu Âu. Ông nói với AP rằng trong khi những người tị nạn đang được tiêm chủng ở các nước thuộc Liên minh châu Âu, thì tình hình còn tồi tệ hơn nhiều ở các khu vực khác. Ví dụ, chỉ 1,5% người dân ở Armenia và 4,2% ở Ukraine đã được tiêm chủng đầy đủ.

Ở một số quốc gia, như Montenegro, nỗi sợ bị bắt giữ hoặc trục xuất vẫn là một rào cản.

Ngay cả khi nguồn cung tăng, vẫn có một vấn đề pháp lý xung quanh vắc xin. Ví dụ, nhiều tổ chức nhân đạo khác nhau có thể tìm cách cung cấp vắc xin. Nhưng làm như vậy thường có nghĩa là các tổ chức đó phải chịu trách nhiệm về bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào mà vắc xin có thể gây ra.

Miriam Alia Prieto là cố vấn của Hiệp hội bác sĩ không biên giới. Bà cho biết tổ chức này muốn nhận vắc xin từ các nhà sản xuất nhưng không muốn nhận trách nhiệm. Nhiều nhà sản xuất vắc xin đã từ chối tham gia các giao dịch cho các loại vắc xin không có yêu cầu đó.

Sajjad Malik cho biết khi Covid-19 tiếp tục lan rộng, một số quốc gia có thể gặp khó khăn lớn nếu họ không thể tìm ra cách tiêm chủng hiệu quả cho những người tị nạn của họ

Ông nói: “Virus không phân biệt quốc tịch và dân tị nạn. Vì vậy, nếu bạn không bảo vệ và cứu những dân tị nạn, thì nó sẽ trở thành một vấn đề lớn với sức khỏe cộng đồng".

Lê Ngọc Đức (theo VOA)

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.