Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ngay từ trường học

12:05 | 08/09/2022

74 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đây là thông tin được các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo “Đào tạo thương mại điện tử tại các trường đại học 2022” với chủ đề “Mạng lưới mới, Sức mạnh mới” do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (iDEA) phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức ngày 7/9.

Theo Báo cáo Đào tạo Thương mại điện tử (TMĐT) tại các trường đại học 2022 của VECOM, trong năm 2021 đã có nhiều trường đại học bắt đầu đào tạo chính quy ngành thương mại điện tử. Cũng theo Báo cáo này nhiều trường đại học trên cả nước dự kiến mở ngành TMĐT trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. Một số ngành đào tạo khác liên quan tới TMĐT cũng cho thấy nhu cầu nhân lực tăng nhanh. Chẳng hạn, thông tin tuyển sinh vào ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng năm học 2022 - 2023 thể hiện nhu cầu theo học ngành này rất cao. Đồng thời, từ năm học này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mở hai ngành đào tạo mới là Kinh tế số và Công nghệ tài chính (Fintech).

Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ngay từ trường học
Toàn cảnh hội thảo

Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng cho biết, từ năm 2015, VECOM đã dự đoán giai đoạn 10 năm 2016 - 2025 TMĐT nước ta sẽ bước vào giai đoạn phát triển nhanh và ổn định. Trên thực tế nửa đầu của giai đoạn đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục của lĩnh vực này. Trong hai năm 2020 - 2021 nước ta trải qua đại dịch Covid-19 với những tác động nặng nề tới kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lĩnh vực TMĐT tiếp tục duy trì được đà phát triển nhanh. Ước tính năm 2021 lĩnh vực này đạt tốc độ tăng trưởng vượt 20% và đạt quy mô trên 16 tỷ USD. Tốc độ này sẽ cao hơn nhiều trong bốn năm 2022 - 2025 nhờ kiểm soát tốt đại dịch Covid-19 và những động lực tăng trưởng từ Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử.

Báo cáo Chỉ số TMĐT năm 2020 và 2022 đã nhấn mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao về TMĐT tại hàng triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh trên cả nước là một trong các yếu tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của TMĐT nước ta trong giai đoạn tới. Kênh chủ yếu để đào tạo nguồn nhân lực TMĐT chuyên nghiệp, chất lượng cao là các trường đại học.

Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ngay từ trường học
Các chuyên gia thảo luận, chia sẻ ý kiến tại hội thảo đào tạo thương mại điện tử 2022

Tại Hội thảo các đại biểu đã trao đổi về 2 chủ đề chính đó là: Chủ đề về đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển TMĐT trong giai đoạn từ nay tới năm 2025 và xa hơn tới năm 2030, khả năng đáp ứng nhu cầu này từ các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước. Các đại biểu tập trung thảo luận về đánh giá mức độ đáp ứng của nguồn nhân lực trình độ đại học đối với sự phát triển TMĐT hiện nay; Sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực TMĐT trình độ cao đẳng và trường nghề; Khả năng hoàn thành các mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực nêu tại Kế hoạch tổng thể Phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025; Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp TMĐT khi tuyển dụng và sử dụng nhân lực; về một số khó khăn nổi bật của các trường đại học đào tạo thương mại điện tử; và những gợi ý của doanh nghiệp đối với hoạt động đào tạo TMĐT tại các trường đại học.

Chủ đề thứ hai đi sâu vào các vấn đề liên quan trực tiếp tới giảng dạy TMĐT tại các trường đại học. Các chuyên gia đã phân tích, trao đổi về tình hình Kiểm định chất lượng giáo dục Chương trình đào tạo chính quy trình độ đại học ngành TMĐT; thúc đẩy sự liên kết giữa các trường đại học đào tạo TMĐT; về tăng cường liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn; phổ biến tuyên truyền về ngành đào tạo TMĐT; Tình hình tuyển sinh ngành TMĐT; về đào tạo TMĐT gắn với Logistics, Digital Marketing, Fintech; mối quan hệ giữa đào tạo ngành TMĐT với ngành Kinh tế số…

Tại Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) Lại Việt Anh cho biết: Hiện rất nhiều tập đoàn thương mại điện tử và các tập đoàn bán lẻ lớn của thế giới đánh giá, tuy quy mô thương mại điện tử Việt Nam đứng sau Indonesia nhưng mặt bằng chung về trình độ dân trí, trình độ ứng dụng và nguồn nhân lực của thương mại điện tử Việt Nam được đánh giá rất khả quan, thậm chí ngang với Thái Lan và chỉ sau Singapore, trong khi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cao hơn hai nước này.

“Vì nguồn nhân lực tham gia thương mại điện tử Việt Nam trẻ, có khả năng hấp thụ công nghệ, kĩ thuật mới nhanh nhạy cũng như họ khát khao ứng dụng công nghệ mới để tham gia hoạt động kinh tế thương mại, cũng như khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trên môi trường số. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho thương mại điện tử nói chung và hoạt động đào tạo nhân lực cho ngành nói riêng”, bà Lại Việt Anh chia sẻ thêm.

Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ngay từ trường học
Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo

Theo ông Đoàn Quốc Tâm, Trưởng ban Hợp tác VECOM cho biết, trong 10 qua, số trường đại học mở ngành đào tạo thương mại điện tử với mã ngành 7340122 đã tăng lên 36 trường, 40 trường đại học đã đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử; 53 trường đã giảng dạy học phần thương mại điện tử tại nhiều ngành liên quan… Ngoài ra là chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên cũng phát triển hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

Ông Đoàn Quốc Tâm cho rằng, tuy có những bước tiến lớn như trên nhưng các trường đại học còn nhiều thử thách cần vượt qua để có thể đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực rất cao của lĩnh vực TMĐT giai đoạn đến năm 2025 và xa hơn nữa. Từ đội ngũ giảng viên cần nâng cao số lượng và chất lượng cho đến việc các chương trình đào tạo phải đi vào thực tế hơn cũng như việc hợp tác đào tạo giữa nhà trường, cơ quan quản lý và doanh nghiệp phải được thắt chặt hơn.

Về vấn đề liên kết giữa các trường đại học với doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại Lazada cho hay, thời gian qua các doanh nghiệp thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành TMĐT đang rất khát nhân lực. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự TMĐT của các doanh nghiệp là rất lớn. Không chỉ các sàn TMĐT có nhu cầu mà ngay cả các doanh nghiệp bán lẻ đang chuyển đổi số, chuyển dịch kinh doanh lên TMĐT cũng cần nhân lực chuyên ngành để triển khai. Đây là lý do nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong TMĐT liên tục tăng nhanh.

Để phát triển TMĐT giai đoạn tới năm 2025 và trung hạn tới năm 2030, VECOM đề xuất cần khảo sát định kỳ tình hình đào tạo TMĐT tại các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cùng với đó, xây dựng Mạng lưới các cơ sở đào tạo TMĐT; bồi dưỡng giảng viên TMĐT; đẩy mạnh hoạt động định hướng nghề nghiệp, phổ biến, tuyên truyền về ngành TMĐT; chú trọng hơn tới kiểm định chất lượng chương trình đào tạo ngành TMĐT…

Thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử ngay từ trường học
Lễ công bố mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo TMĐT

Từ thực tế đó, tới tháng 8/2022 đã có 28 trường đào tạo ngành TMĐT đã cùng VECOM thành lập Mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo TMĐT. Ngày 7/9, Mạng lưới chính thức ra mắt, sẽ giúp các cơ sở giáo dục tận dụng, chia sẻ nguồn tài nguyên, nhân lực của nhau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo TMĐT và kinh tế số, đồng thời thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo nhân lực, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn nhân lực chất lượng cho sự phát triển của lĩnh vực TMĐT.

N.H

Hệ thống xác thực QRCode góp phần ngăn chặn hàng giả, hàng nhái cho doanh nghiệpHệ thống xác thực QRCode góp phần ngăn chặn hàng giả, hàng nhái cho doanh nghiệp
Sinh viên ngành thương mại điện tử thuận lợi tìm việc làm sau tốt nghiệpSinh viên ngành thương mại điện tử thuận lợi tìm việc làm sau tốt nghiệp
Tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tửTăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử
Đẩy mạnh phát triển hợp đồng điện tử tại Việt NamĐẩy mạnh phát triển hợp đồng điện tử tại Việt Nam

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

Lạc bước trên những cánh đồng hoa tulip ở Hà Lan

(PetroTimes) - Mùa tulip ở Hà Lan không chỉ đơn thuần là một mùa hoa, mà còn là biểu tượng của nét văn hóa, truyền thống và niềm tự hào của người dân xứ sở cối xay gió.