Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế"
Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế
Theo Thủ tướng Chính phủ, trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, đang phải chịu nhiều tác động nghiêm trọng do suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng... gây ra. Nếu chúng ta không có những giải pháp tổng thể, các quốc gia, dân tộc và mọi người dân sẽ phải gánh chịu những hậu quả khôn lường.
Thách thức to lớn đó cũng chính là cơ hội để nhân loại nhìn nhận, đánh giá lại con đường và mô hình phát triển, từ đó tạo ra những thay đổi trong nhận thức và hành động để môi trường sống tự nhiên trên toàn cầu mãi trường tồn, những giá trị văn hóa, lịch sử cao đẹp của bao thế hệ được gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ mai sau.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên khai mạc GEF 6 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nhận định rằng, trong gần 3 thập kỷ kể từ khi thành lập đến nay, Quỹ Môi trường toàn cầu đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết các thách thức to lớn về môi trường, biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu dành cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Về phía Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng... Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn lực, Chính phủ Việt Nam đã kiên quyết triển khai lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, huy động nguồn lực, sự sáng tạo, chung tay của cả cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Kiên quyết không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, làm ảnh hưởng tới phát triển bền vững.
Việt Nam sẵn sàng đồng hành vì sự phát triển bền vững
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đưa ra một số nội dung quan trọng để góp phần vào thảo luận tại GEF 6.
Một là, cần nhận diện cụ thể những thách thức chính về môi trường đối với nhân loại hiện nay, từ đó đề ra được chính sách ưu tiên nhằm giải quyết một cách tổng thể, hiệu quả những thách thức đó.
Hai là, cần đánh giá được hiệu quả của cơ chế hỗ trợ và hợp tác hiện nay, từ đó có những cải tiến mang tính đột phá, đặc biệt trong khâu huy động và phân bổ nguồn lực để hỗ trợ các quốc gia thành viên, nhất là những quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức to lớn do suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.
![]() |
Việt Nam sẵn sàng đồng hành với thế giới để phát triển bền vững. Trong ảnh: Đảm bảo an toàn môi trường ở NMLD Dung Quất. |
Ba là, cần đề xuất được những dự án tổng hợp mang tính toàn cầu, liên vùng, liên lĩnh vực nhằm giải quyết các nguyên nhân sâu xa của ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… cũng như cần có các dự án trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách hiện nay như vấn đề rác thải nhựa nói chung, rác thải nhựa đại dương nói riêng.
"Việt Nam sẵn sàng đồng hành cùng quý vị vì sự phát triển bền vững cho thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thanh Hiếu
-
Thủ tướng kể chuyện thời tuổi trẻ làm Bí thư đoàn trường cấp 3
-
Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ
-
Thủ tướng gặp mặt đoàn công tác Quỹ Vừ A Dính và Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”
-
Tiếp xúc cử tri, Thủ tướng nhớ lại một lần lỡ hẹn
-
Lồng ghép dự án Dữ liệu dân cư, Căn cước công dân đã tiết kiệm hơn 1.000 tỷ
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025