Thu hồi trên 15.000 tỷ trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế
Tại Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ công tác thi hành án dân sự năm 2021 chiều 27/11, Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp) cho biết, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trong năm 2020 đã gây nhiều khó khăn cho công tác thi hành án dân sự.
Tuy nhiên hệ thống thi hành án dân sự vẫn quyết tâm, phấn đấu thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu được giao theo kế hoạch, đặc biệt là chỉ tiêu về tiền. Các cơ quan thi hành án dân sự 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thi hành xong 576.933 việc/708.680 việc có điều kiện thi hành án (đạt tỉ lệ 81,41%, tăng 2,82% so với năm 2019), tương ứng thi hành xong trên 53.750 tỷ đồng - tăng trên 1.035 tỷ đồng so với năm 2019.
Hiện nay, Bộ Tư pháp đã hoàn thiện Đề án trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đánh giá hệ thống thi hành án dân sự đã không ngừng nỗ lực, vượt qua khó khăn, thách thức để quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long |
"Kết quả thi hành đối với các khoản bị chiếm đoạt trong vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế chuyển biến rất tích cực với việc thi hành xong trên 15.000 tỷ đồng, chiếm gần 50% trong tổng số thi hành xong của giai đoạn 2013 - 2019. Các vụ việc liên quan đến thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng cũng đạt được kết quả ấn tượng với việc thi hành xong hơn 32.000 tỷ đồng, tăng hơn 9.000 tỷ so với năm 2019"- ông Long ghi nhận.
Trong năm 2021 tới đây, Bộ trưởng Lê Thành Long đề nghị Tổng cục Thi hành án dân sự khắc phục tình trạng vi phạm về chuyên môn, nghiệp vụ vẫn chưa có chuyển biến, số công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật còn nhiều (Năm 2020, toàn hệ thống có 63 trường hợp bị xử lý kỷ luật, trong đó 25 trường hợp bị xử lý do vi phạm về nghiệp vụ).
Các vi phạm có tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn, đặc biệt có những vi phạm mà nguyên nhân chủ quan từ chính Chấp hành viên, lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự, kể cả trong tổ chức thi hành các vụ việc trọng điểm, giá trị lớn, vụ việc Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo. Từ đó dẫn đến tiềm ẩn nhiều vụ việc có nguy cơ phát sinh trách nhiệm bồi thường nhà nước, một số trường hợp bị xem xét, xử lý trách nhiệm hành chính - công vụ, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
"Một số thủ trưởng, lãnh đạo cơ quan thi hành án dân sự có biểu hiện buông lỏng quản lý, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, điều hành dẫn đến bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vi phạm"- Bộ trưởng Long nói và yêu cầu phát hiện kịp thời những vi phạm, tiêu cực, tham nhũng trong thi hành án dân sự.
Người đứng đầu ngành tư pháp cũng chỉ đạo toàn ngành tập trung nâng cao chất lượng, giải quyết dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành, các vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc liên quan đến các khoản nợ của tổ chức tín dụng, ngân hàng.
Theo Dân trí
-
Hôm nay (8/11): Quốc hội thảo luận về phòng chống tội phạm, tham nhũng, thi hành án
-
Thu hồi trên 9.000 tỷ đồng trong các vụ án tham nhũng, kinh tế
-
Kiểm tra một số địa phương có nhiều bản án hành chính đã có hiệu lực nhưng chậm thi hành
-
Bán 3,7 triệu cổ phiếu của bầu Kiên phục vụ thi hành án
-
Nhiều tài sản "đại án" có vướng mắc quyền sở hữu nên khó kê biên, xử lý
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025