Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400 của Nga, Mỹ liền cho không Hy Lạp hơn 70 máy bay trực thăng quân sự
![]() |
Một máy bay trực thăng hạng nặng CH-47 Chinook |
Quyết định mua hệ thống S-400 từ Nga của Thổ Nhĩ Kỳ và việc nước này bác bỏ tối hậu thư của Hoa Kỳ đã giải thích cho “lòng nhân từ” bất ngờ của Washington đối với Athens, nhà phân tích quân sự người Serbia Miroslav Lazanski cho biết trong cuộc phỏng vấn với đài Sputnik của Nga.
"Thực tế trong quá khứ, mỗi khi mối quan hệ giữa Washington với Ankara hay Athens gặp khủng hoảng là Hoa Kỳ không trì hoãn việc giao vũ khí cho bên không gặp vấn đề với Mỹ và thông báo trực tiếp cho cả hai", chuyên gia Lazanski nói.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp căng thẳng trong nhiều thập kỷ qua, liên quan vấn đề đảo Síp với những mâu thuẫn giữa hai cộng đồng người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ và người Síp gốc Hy Lạp, cũng như chủ quyền đối với không phận và lãnh hải ở biển Aegea. Năm 1996, tranh chấp dai dẳng từng đẩy hai nước đến bờ vực chiến tranh. Mặc dù cả hai cùng là thành viên của NATO nhưng hai nước gần như không có quan hệ. Cuối năm 2017, ông Recep Tayyip Erdogan là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên đến thăm Hy Lạp trong hơn 6 thập niên.
Ông Lazanski lưu ý thêm rằng, việc bán hoặc cho vũ khí là một trong những đòn bẩy của chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ. Một chút cho người Hy Lạp, một chút cho người Thổ Nhĩ Kỳ tùy theo thái độ của họ với của Washington.
Hiện giờ quan hệ giữa Ankara và Washington đang căng thẳng vì việc Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết mua hệ thống S-400 của Nga bất chấp sự phản đối của Mỹ. Việc này giải thích lý do Mỹ tặng không nhiều máy bay trực thăng quân sự cho Hy Lạp.
Th.Long (Sputnik)
Th.Long
Sputnik
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025