Thích mua hàng online nhưng người Việt vẫn thanh toán tiền mặt
![]() |
![]() |
![]() |
Theo Sách trắng, việc thanh toán tiền mặt khi mua hàng online tăng từ 82% năm 2017 lên 88% năm 2018. Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người Việt là 202 USD (năm 2017 là 186 USD).
Đáng chú ý, tỷ lệ người tiêu dùng đặt mua hàng trực tuyến qua thiết bị di động năm 2018 đạt 81% (trong khi năm 2017 là 75%). Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến qua máy tính để bàn và máy tính xách tay lại có xu hướng giảm, từ mức 65% trong năm 2017 xuống 61% trong năm 2018.
Khi tham gia mua sắm trên mạng, người tiêu dùng mua nhiều nhất quần áo, giày dép và mỹ phẩm; sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng; thiết bị đồ dùng gia đình; đồ công nghệ và điện tử; vé xem phim, ca nhạc; thực phẩm; vé máy bay, tàu hỏa, ô tô (33%); đặt chỗ khách sạn/ tour du lịch…
![]() |
Thích mua hàng online nhưng người Việt vẫn thanh toán tiền mặt |
Người Việt có xu hướng mua hàng qua website thương mại điện tử ngày càng nhiều hơn (từ mức 68% của năm 2017 đã tăng lên 74% năm 2018); qua mạng xã hội đã giảm mạnh, từ 51% xuống còn 36% trong năm 2018. Mua sắm qua ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động đã tăng 11%, đạt mức 52% trong năm 2018.
Khảo sát về các hình thức thanh toán phổ biến được người mua hàng lựa chọn, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 cũng cho thấy, người tiêu dùng vẫn chủ yếu chọn kênh trả tiền mặt khi nhận hàng (tăng từ 82% trong năm 2017 lên 88% trong năm 2018). Ngoài ra các kênh như thẻ ATM nội địa cũng giảm, trong khi thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, qua ví điện tử cũng có xu hướng tăng.
Khi mua sắm, người tiêu dùng cho biết quan tâm hàng đầu đến yếu tố chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, tiếp theo là giá cả, uy tín của người bán, yếu tố vận chuyển và giao nhận hàng hóa, dịch vụ chăm sóc khách hàng…
Trước khi mua hàng, người tiêu dùng thường quyết định lựa chọn 1 website nhất định sau khi tìm hiểu qua nội dung bình luận, đánh giá trên mạng (đây là yếu tố quyết định hàng đầu). Tiếp theo là thông qua bạn bè người thân giới thiệu xem quảng cáo qua các kênh tivi, báo điện tử…
Tuy nhiên, có tới 83% người tiêu dùng than phiền về vấn đề sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo, dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (47%), lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ, cách thức đặt hàng trực tuyến rắc rối…
Trong khi đó, những người chưa tham gia mua sắm trực tuyến cho biết họ lo ngại về vấn đề chất lượng hàng hóa, mua hàng tại cửa hàng thuận tiện hơn. 36% cho biết chưa có kinh nghiệm mua hàng trên mạng, không tin tưởng đơn vị bán hàng.
Hiện nay, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam năm 2018 ước tính đạt 8,06 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2017.
Báo cáo "Kinh tế Internet Đông Nam Á 2018" do Google - Temasek thực hiện và công bố, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015-2025 được dự báo ở mức 43%, đưa Việt Nam trở thành nước có nền thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất khu vực.
Nguyễn Anh
-
Tin tức kinh tế ngày 15/4: Thanh long soán ngôi “vua” trái cây
-
Làm gì để thương mại điện tử phát triển bền vững?
-
Tin tức kinh tế ngày 14/2: EU liên tục cảnh báo nhiều thực phẩm của Việt Nam
-
Thương mại điện tử: Cuộc đua ngày càng khốc liệt
-
Tin tức kinh tế ngày 19/1: Ngân hàng “nới lỏng” cho vay với khách cá nhân
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?
-
Tin tức kinh tế ngày 19/4: Việt Nam cần hơn 266 tỷ USD đầu tư vào ngành điện
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng