Thị trường lúa gạo sôi động, giá cao

14:41 | 24/03/2020

605 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 3, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam gần 371 nghìn tấn, gần bằng xuất khẩu của cả tháng 1 và cao hơn tổng lượng gạo xuất khẩu trong cả tháng 3/2019.

Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo tăng trưởng rất ấn tượng. Cụ thể, trong tháng 2, lượng gạo xuất khẩu đạt gần 533 nghìn tấn, trị giá hơn 238 triệu USD, tăng 93,9% về lượng và 104,2% về kim ngạch so với tháng 2/2019. Nhờ vậy, trong 2 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu đạt gần 929 nghìn tấn, trị giá hơn 430 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và 38,2% về giá trị.

Philippines đang là thị trường lớn nhất của gạo Việt Nam 2 tháng qua khi đã nhập tới trên 357 nghìn tấn gạo, trị giá gần 155 triệu USD, tăng 13,4% về lượng và 23,5% về giá trị so với cùng kỳ 2019. Tiếp đó là Iraq với 90 nghìn tấn, trị giá gần 48 triệu USD; Malaysia hơn 94 nghìn tấn, trị giá hơn 40 triệu USD.

thi truong lua gao soi dong gia cao
Thị trường gạo đang rất sôi động

Trung Quốc là thị trường lớn thứ 4 của gạo Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, với hơn 66 nghìn tấn gạo, trị giá hơn 37 triệu USD. Tuy chỉ đứng thứ 4 cả về lượng lẫn giá trị, nhưng đây lại là thị trường tăng trưởng ấn tượng nhất. So với cùng kỳ 2019, lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc trong 2 tháng qua đã tăng tới 594,5%, còn giá trị tăng tới 723,6%.

Ngoài Trung Quốc, một số thị trường khác cũng tăng trưởng rất cao như Pháp (tăng 554,1% về lượng và 723,6% về giá trị), Đài Loan (tăng 214% về lượng và 257,5% về giá trị), Nga (tăng 218,2% về lượng và 156,4% về giá trị)…

Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 3 này, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là gần 371 nghìn tấn, gần bằng xuất khẩu của cả tháng 1 (gần 411 nghìn tấn) và cao hơn tổng lượng gạo xuất khẩu trong cả tháng 3/2019 (gần 324 nghìn tấn).

Dịch Covid-19 kéo dài và lan rộng ra toàn cầu, tuy có gây khó khăn cho xuất khẩu gạo (tiến độ giao nhận bị chậm trễ do logistics toàn cầu bị xáo trộn, thanh toán cũng bị chậm…), nhưng lại tạo thêm cơ hội cho gạo Việt Nam, bởi các nước đều có nhu cầng tăng lượng lương thực dự trữ nhằm ứng phó với dịch bệnh.

Nhiều nước bị dịch Covid-19 làm xáo trộn, chưa chuẩn bị kịp nguồn lương thực dự trữ lâu dài. Đây là cơ hội tốt cho gạo Việt Nam chen chân vào, bởi với vụ đông xuân thắng lợi ở Đồng bằng sông Cửu Long bất chấp hạn mặn gay gắt, Việt Nam hiện đang có nguồn cung khá dồi dào.

Thông tin từ một số thương nhân ngành gạo cho thấy, do nhu cầu tăng từ các nước nhập khẩu, thị trường lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang rất sôi động, giá tăng liên tục. Hồi đầu năm nay, giá gạo 5% loại thường còn ở mức 360-365 USD/tấn, nay đã trên 400 USD/tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa cả nước trong năm nay dự kiến khoảng hơn 43 triệu tấn. Với sản lượng này, đủ đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 6,5-7 triệu tấn gạo.

P.V

thi truong lua gao soi dong gia caoCần tính toán để xem sản xuất lúa bao nhiêu là phù hợp!
thi truong lua gao soi dong gia caoVì sao xuất khẩu gạo trở nên “ảm đạm”?
thi truong lua gao soi dong gia caoNhiều hộ nông dân gặp khó được ngân hàng “giải cứu”