Tàu Orion trở về Trái đất sau chuyến thám hiểm Mặt trăng

07:20 | 10/12/2022

182 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Nhiệm vụ trở lại Mặt trăng - Artemis 1 của NASA sẽ kết thúc vào ngày 11/12. NASA sẽ đưa một phần của tàu vũ trụ không người lái - Orion trở lại Trái đất sau hành trình thám hiểm Mặt trăng kéo dài gần một tháng.
Lần đầu tiên tìm thấy nước trên bề mặt Mặt trăngLần đầu tiên tìm thấy nước trên bề mặt Mặt trăng
Nguồn năng lượng ngoài trái đấtNguồn năng lượng ngoài trái đất

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), mô-đun tàu vũ trụ Orion dự kiến sẽ hạ cánh bằng dù ở Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển Baja California ở Mexico vào khoảng 12:40 chiều chủ nhật (11/12).

Theo các quan chức của NASA, kể từ khi phóng tàu Orion vào tháng trước, chuyến bay thuộc chương trình Artemis 1 đã diễn ra suôn sẻ (Artemis là chương trình thử nghiệm nhằm đưa các phi hành gia trở lại bề mặt Mặt trăng sau năm 2025 và theo đuổi các mục tiêu khám phá không gian khác).

Nhân viên của NASA cho biết họ đã phân tích và phát hiện nhiều điểm bất thường trong chuyến bay của Orion, nhưng những điều đó không gây ảnh hưởng đến hành trình trở lại Trái đất.

Tàu Orion trở về Trái đất sau chuyến thám hiểm Mặt trăng
Tên lửa Artemis 1 Space Launch System nâng tàu vũ trụ Orion từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy.

Theo NASA, một tấm chắn nhiệt bảo vệ mô-đun tàu Orion sẽ phải đối mặt với nhiệt độ lên tới 2500 độ C - nóng gần bằng 50% bề mặt của Mặt trời trong quá trình tái nhập cảnh. Tấm chắn có chiều ngang gần 17 feet và có bề mặt bên ngoài được tạo thành từ các khối vật liệu cháy hết để tản nhiệt trong quá trình quay trở lại.

Chuyến bay của Orion chính là cuộc diễn tập quan trọng cuối cùng trong sứ mệnh Artemis 1. Cuộc diễn tập tới quỹ đạo Mặt trăng này đã được triển khai từ ngày 16/11 tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida (Mỹ) với hành trình kéo dài gần 26 ngày. Trước khi phóng, NASA đã phải vật lộn với liên túc các vụ rò rỉ nhiên liệu khiến các kỹ sư phải hoãn hai chuyến bay thử trước đó. Việc Orion tái nhập cảnh thành công sẽ là nền tảng giúp NASA tiếp tục thực hiện kế hoạch hiện tại nhằm đưa các phi hành gia lên quỹ đạo Mặt trăng và an toàn trở lại Trái đất vào năm 2024.

Tàu Orion trở về Trái đất sau chuyến thám hiểm Mặt trăng
Quang cảnh nhìn từ tàu vũ trụ Orion của NASA khi đang di chuyển trên quỹ đạo quanh Mặt trăng.

Bill Nelson, quản trị viên của NASA, cho biết: "Thử nghiệm lớn nhất sau khi phóng là quá trình mô-đun tàu quay trở lại. Chúng tôi muốn biết rằng tấm chắn nhiệt có hoạt động hay không". Theo kế hoạch tái nhập cảnh của NASA, vào chủ nhật, mô-đun của Orion sẽ lao vào bầu khí quyển và cố gắng giảm tốc độ đều đặn trước khi lao xuống đại dương. Sau đó, mô-đun sẽ được đưa lên một tàu hải quân Mỹ đã chờ sẵn.

Theo NASA, Orion đã đi một quỹ đạo quanh Mặt trăng, đạt tới hơn 268.000 dặm tính từ Trái đất, xa hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào khác được thiết kế để chở con người. Sau đó, tàu sử dụng một động cơ đẩy để bắt đầu hành trình trở về Trái đất.

Các kỹ sư đã thu thập được dữ liệu về bức xạ từ Orion, đồng thời thử nghiệm cách tàu vũ trụ được định hướng trong không gian và tiến hành thử nghiệm "độ trượt của nhiên liệu đẩy", để xem chuyển động của nhiên liệu không có trọng lực sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quỹ đạo của Orion.

Orion đã chụp được hình ảnh của Mặt trăng, Trái đất và chính nó, đồng thời di chuyển chỉ cách 79 dặm phía trên bề mặt Mặt trăng.

Minh Đức