Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc xem xét cải tổ chiến lược toàn cầu

08:52 | 29/08/2024

1,932 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) là doanh nghiệp khai thác dầu hàng đầu châu Á. Tập đoàn này đang xem xét lại chiến lược toàn cầu của mình để khôi phục hoạt động mua bán. Họ đang nhắm vào các lĩnh vực hoá lỏng khí đốt và khoan biển sâu, đồng thời tăng hiệu suất khai thác từ các mỏ dầu cũ.
Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc xem xét cải tổ chiến lược toàn cầu
Gian hàng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) tại Triển lãm Smart China Expo ở Trùng Khánh · Ảnh: Reuters

Tập đoàn CNPC và công ty con PetroChina đang phải đối mặt với tình trạng sản lượng dầu trong nước không tăng trưởng và cũng không tìm thấy nhiều cơ hội đầu tư mới ở các nước khác để tăng lượng dầu dự trữ. Vì nhu cầu trong nước giảm do tăng trưởng kinh tế chậm lại và việc sử dụng xe điện gia tăng, đồng thời các rào cản địa chính trị cũng làm hạn chế khả năng đầu tư của họ.

Ông Lu Ruquan, giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế và công nghệ (ETRI) của CNPC và là người tham gia vào các cuộc thảo luận về chiến lược, cho biết công ty cần phải tăng cường hoạt động mua bán quốc tế để không lùi lại phía sau. Tương tự như các thương vụ mua lại lớn trước đây như PetroKazakhstan và Devon Energy ở Indonesia. Họ cũng có thể mở rộng đầu tư vào khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) tại Qatar và tìm kiếm cơ hội ở các mỏ dầu biển sâu ở Nam Mỹ.

Sự thay đổi trong chiến lược của nhà khai thác dầu mỏ lớn nhất châu Á sẽ là sự trở lại của trào lưu thâu tóm. Nó sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn so với những năm 1990 và 2000.

CNPC có đủ tiềm lực tài chính tác động đến các giao dịch dầu khí, vì riêng PetroChina cũng đã có 37,5 tỷ USD tiền mặt vào năm 2023.

Hiện tại, PetroChina khai thác nhiều dầu hơn Exxon Mobil nhưng tỷ lệ sản lượng từ các hoạt động toàn cầu của họ đã giảm xuống còn 11% vào năm ngoái, từ mức đỉnh điểm gần 14% vào năm 2019.

CNPC cũng đang cân nhắc đến việc gia hạn các hợp đồng hiện tại tại Kazakhstan và Indonesia.

Ông Lu cho biết: "Điểm mạnh lớn nhất của PetroChina là khai thác thêm dầu từ các mỏ dầu cũ". Đây vốn là một dự án được phát triển trong nhiều thập kỷ tại mỏ Đại Khánh và sản lượng hiện vẫn còn cao ở đông bắc Trung Quốc.

Các nhà phân tích tại Wood Mackenzie dự đoán các thương vụ mua lại của các công ty dầu khí quốc gia (NOC) sẽ hồi sinh sau mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua khi ngành này tập trung lại vào dầu khí trước sự suy giảm của hoạt động chuyển đổi năng lượng.

Ông Woodmac cho biết: "Phát triển kinh doanh quốc tế vẫn là ưu tiên hàng đầu của các NOC lớn nhất Trung Quốc, nhưng họ vẫn thận trọng khi thực hiện giao dịch trong những năm gần đây".

Ông Lu cho biết CNPC có thể đang phải đối mặt với những rào cản địa chính trị lớn nhất kể từ khi lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài vào năm 1993.

Các rào cản trừng phạt và căng thẳng địa chính trị, đặc biệt là với Nga và Hoa Kỳ, đang là những thách thức lớn.

Các công ty Trung Quốc đã hạn chế đầu tư vào Nga vì nhiều công ty toàn cầu khác đã rút lui sau cuộc chiến giữa Nga với Ukraine.

CNPC cũng gặp khó khăn trong việc đầu tư vào Mỹ vì mối quan hệ căng thẳng với nước này.

CNPC và PetroChina không sở hữu bất kỳ mỏ dầu nào tại Hoa Kỳ và PetroChina đã hủy niêm yết khỏi Sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2022 do bị kiểm toán giám sát.

Ông Lu cũng cảnh báo rằng mô hình hợp tác hiện tại giữa CNPC và các tập đoàn dầu khí lớn như Chevron đều có hạn chế và CNPC cần nâng cao kĩ năng thương mại và pháp lý để bảo vệ lợi ích và quản lý thông tin vận hành hiệu quả hơn.

Các tập đoàn dầu khí Trung Quốc thắng lớn nhờ khí đốtCác tập đoàn dầu khí Trung Quốc thắng lớn nhờ khí đốt
Malaysia đã tịch thu 240 triệu đô la Mỹ từ công ty Trung Quốc trong dự án dầu khíMalaysia đã tịch thu 240 triệu đô la Mỹ từ công ty Trung Quốc trong dự án dầu khí
Tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC phát triển mỏ dầu khí lớn ở Biển ĐôngTập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC phát triển mỏ dầu khí lớn ở Biển Đông
Tập đoàn dầu khí Trung Quốc chuẩn bị rời phương TâyTập đoàn dầu khí Trung Quốc chuẩn bị rời phương Tây

Nh.Thạch

AFP