Hải Dương:

Tâm thế sẵn sàng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới

08:41 | 20/02/2020

388 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Ngày 19/2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Hữu Độ cùng đoàn công tác của Bộ GD&ĐT đã có buổi làm việc với ngành Giáo dục tỉnh Hải Dương về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT).    
tam the san sang trien khai chuong trinh giao duc pho thong moiĐổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá là yêu cầu tất yếu của giáo dục
tam the san sang trien khai chuong trinh giao duc pho thong moi“Giáo viên quyết định thành bại của chương trình giáo dục phổ thông mới”
tam the san sang trien khai chuong trinh giao duc pho thong moiChương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng từ năm 2020
tam the san sang trien khai chuong trinh giao duc pho thong moiĐổi mới phải hướng đến học sinh
tam the san sang trien khai chuong trinh giao duc pho thong moi
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi làm việc với ngành Giáo dục tỉnh Hải Dương

Sẵn sàng cho triển khai chương trình GDPT mới

Báo cáo tại buổi làm việc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương Lương Văn Việt cho biết: Triển khai Nghị quyết 88, Sở GD&ĐT Hải Dương đã tổ chức quán triệt tới từng cán bộ quản lý giáo dục, hiệu trưởng trường phổ thông về mục đích, nội dung, yêu cầu, biện pháp thực hiện kế hoạch triển khai chương trình GDPT mới của tỉnh; chỉ đạo các đơn vị trường học tổ chức cho giáo viên nghiên cứu kỹ chương trình, chủ động rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ để tham mưu chính quyền chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để thực hiện chương trình GDPT mới.

Ngành giáo dục Hải Dương đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới giáo dục phổ thông khi chưa triển khai chương trình GDPT mới, như đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm. 100% trường Tiểu học của tỉnh đã thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, tỷ lệ học sinh được ăn bán trú tại trường được nâng lên. Các nhà trường phổ thông đồng thời tăng thời lượng tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT mới…

Để đảm bảo đội ngũ giáo viên giảng dạy chương trình mới, Sở GD&ĐT đã phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biến chế trên cơ sở quy định và hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT 2018, từ đó tham mưu tỉnh tổ chức xét tuyển viên chức năm 2019 và thi tuyển viên chức năm 2020. Sở GD&ĐT địa phương cũng tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo vien về tính cấp thiết, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đổi mới chương trình GDPT. Nhiều giáo viên, cán bộ quản lý của tỉnh đã tham gia các khóa tập huấn của Bộ GD&ĐT. Dự kiến tới đây, các nhà trường sẽ tổ chức tập huấn đại trà cho giáo viên. Việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương cũng đang được thực hiện theo đúng lộ trình.

Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Lương Văn Việt khẳng định: “Đến thời điểm này, ngành Giáo dục Hải Dương đã sẵn sàng thực hiện chương trình mới với tâm thế tốt nhất, trong điều kiện cơ sở vật chất và con người tốt nhất”.

tam the san sang trien khai chuong trinh giao duc pho thong moi
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao đổi với giáo viên Trường Tiểu học Thanh Bình (TP Hải Dương) về chương trình GDPT mới

Đổi mới ban đầu sẽ vất vả

Sau khi nghe các ý kiến chia sẻ, trao đổi của lãnh đạo Sở GD&ĐT, trưởng các phòng GD&ĐT và một số lãnh đạo cơ sở giáo dục trên địa bàn, cùng thực tế khi kiểm tra các cơ sở giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đánh giá cao quá trình triển khai Nghị quyết 88 của tỉnh Hải Dương.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý các giáo viên cần nắm rõ những điểm khác biệt của chương trình mới với chương trình hiện hành để từ đó triển khai thực hiện cho hiệu quả. Chương trình hiện hành xác định mục tiêu cần đạt cho từng bài học còn chương trình GDPT mới chỉ quy định chuẩn đẩu ra cho cả một năm học. Căn cứ vào đó, các nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với cơ sở của mình, giúp học sinh phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ, để dạy học phát triển phẩm chất, năng lực, đòi hỏi người giáo viên phải rất nỗ lực, chịu khó đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá. Ban đầu các thầy cô vất vả một chút nhưng tương lai chúng ta sẽ có một thế hệ học sinh chủ động, sáng tạo, có đủ năng lực và phẩm chất để phát triển bản thân, giúp ích cho cộng đồng, xã hội, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước và sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Chương trình, sách giáo khoa lần này được viết theo hướng mở, trong đó chương trình là gốc, sách giáo khoa là tài liệu dạy học quan trọng cụ thể hóa chương trình. Với thiết kế “một chương trình thống nhất, mỗi môn học có một số sách giáo khoa”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý giáo viên cần nắm chắc chuẩn đầu ra của chương trình để hiểu được những “con đường” khác nhau mà mỗi sách giáo khoa đi theo nhằm đạt được chuẩn đầu ra.

Xác định được sự khác biệt này của các sách giáo khoa, giáo viên sẽ biết được sách nào phù hợp với điều kiện của thể của nhà trường, địa phương, nhận thức của học sinh và đưa ra lựa chọn được chính xác. Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã ra Thông tư hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó quy định rõ nguyên tắc, mục tiêu, quy trình thực hiện… để các nhà trường và các bên liên quan thuận tiện trong triển khai.

Tham dự cuộc làm việc của đoàn công tác Bộ GD&ĐT với ngành Giáo dục tỉnh Hải Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu yêu cầu Sở GD&ĐT, các phòng GD&ĐT, các nhà trường trực tiếp tiếp nhận những nội dung trao đổi đoàn công tác và chủ động thực hiện, không đợi thể chế hóa thành kết luận mới triển khai. Trên cơ sở tham mưu của Sở GD&ĐT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo sát sao, hiệu quả việc triển khai thực hiện chương trình GDPT mới.

Phú Văn