Về vụ TQ bắn chết nhà báo Nhật ở Lạng Sơn năm 1979

09:39 | 21/02/2016

8,231 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Đã 37 năm rồi, chiến tranh đã lùi về quá khứ nhưng những người làm báo chúng tôi vẫn nhớ nhà báo Ishao Tacano, đồng nghiêp Nhật Bản đã ngã xuống vì đạn bắn tỉa của quân xâm lược Trung Quốc tại Lạng Sơn ngày 7 tháng 3 năm 1979.

Anh là đặc phái viên tại Hà Nội của Báo Akahata, cơ quan của Đảng Cộng sản Nhật Bản.

Một số phóng viên TTXVN, báo Quân đội nhân dân, báo Lạng Sơn đã gặp nhà báo Tacano vào buổi sáng định mệnh 7/3/1979. Lúc ấy, nhóm phóng viên trong nước và nước ngoài đang có mặt ở đường 1, cách thị xã Lạng Sơn khoảng dăm cây số đều muốn vào Thị xã Lạng Sơn nhưng không được vì lý do an toàn.

Xin nhớ rằng Bắc Kinh đã tuyên bố rút quân khỏi Thị xã  từ đêm 5/3 nhưng có lực lượng thám báo, biệt kích vẫn rình rập thị xã.

su that va chan ly khong chon gio cho chung ta

Một lúc sau, nhờ sự giúp đỡ của các  phóng viên TTXVN nên mấy anh du kích địa phương chấp thuận để Tanaco vào thị xã. Anh phiên dịch đã bảo anh nhà báo Nhật Bản bỏ cái mũ vải trắng, nhét vào túi cho khỏi bị nhân diện. Thế là nhóm phong viên này mất hút dưới triền đồi dẫn về phía Lạng Sơn.

Trong hồi ức  của nhiều cán bộ chiến sí thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn vẫn nhớ về Tanaco một nhà báo Nhật Bản khi tác nghiệp luôn sôi nổi, hào hứng trò chuyện với một số sĩ quan đang trực tiếp chiến đấu ở Lạng Sơn.

Một sĩ quan  trẻ còn lưu ý Takano: “Thưa đồng chí, mặc dù họ đã tuyên bố rút quân hai ngày, song trong khu vực thị xã vẫn còn thám báo, sẽ không an toàn”. 

Thế nhưng Takano vẫn cố gắng thuyết phục: “Cảm ơn các anh tạo điều kiện cho tôi tác nghiệp. Nếu chờ an toàn thì tôi không hoàn thành nhiệm vụ. Sự thật và chân lý không chọn giờ cho chúng ta”. 

Cuối cùng, Tanaco và mấy nhà báo được chấp nhận thâm nhập thực tế, song phải đi theo một nhóm bộ binh dẫn đường. Các phóng viên chia thành mấy tốp nhỏ , đi vào các ngõ hẻm vẫn mịt mù thuốc súng; đâu đó vẫn có tiếng nổ đạn pháo vang vọng.

Ở khu vực trụ sở Tỉnh ủy Lạng Sơn, nhóm phóng viên Nhật Bản đang ghi những hình ảnh thị xã bio tàn phá. Nghe thông tin, cầu Kỳ Lừa đã vừa bị phía bên kia đánh sập khi rút chạy khỏi thị xã; Takano cầm máy ảnh đi ngang qua con đường nhỏ, nhanh chóng chụp cảnh đổ nát tan hoang… phá. 

Và Tanaco bị bắn tỉa ngã gục xuống cùng với chiếc máy ảnh trong tay. Khoảng 22 giờ, lực lượng trinh sát  mới mang được  thi hài nhà báo Takano, chuyển về bệnh viện thị trấn Đồng Mỏ (huyện Chi Lăng) để chuyển ngay về Hà Nội, sau đó được đưa về Nhật Bản.

Hôm sau về đến Hà Nội, một số anh em đã  vào phòng đại thể  Bệnh viện Việt - Xô để thăm viếng anh. Thật đau xót khi thấy  trong căn phòng lạnh lẽo, Tacano với hai vết thương được băng dính kín, một ở thái dương, một ở trên trán. Hẳn là viên đạn bắn tỉa đã đi vào một bên và xuyên qua ở phía bên kia.

su that va chan ly khong chon gio cho chung ta
Nhà báo Tacano (bên phải ảnh) trước khi hy sinh.

Mấy hôm sau, lễ tang Tacano được tổ chức trong thể. Thân mẫu anh và vợ anh, con gái anh, cháu Emy Tacano chỉ khoảng 4 - 5 tuổi vẫn còn ngơ ngách bên linh cữu cha, nhìn mọi người, nhoẻn miệng cười nhìn mọi người.

Những lời vĩnh biệt Tanaca quặn thắt trái tim những người có mặt trong giờ phút vĩnh biệt Tanaco.

Ngay trong lễ truy điệu Tanaco,  nhà thơ  Anh Ngọc, phóng viên báo QĐND đã viết bài thơ "Gửi cháu Emy Tacano" và  ngày hôm sau đăng trên Báo Nhân dân. Bài thơ "Gửi cháu Emy Tacano" có những câu thơ thật xúc động:

Tiếng súng bạo tàn rồi sẽ bị lãng quên

 Duy cái tiếng khẽ khàng kia còn lạ

 Tiếng bền bỉ của ngón tay bấm máy

  Lẫn vào trong nhịp đập trái tim...”.

Sau đó cũng chính Anh Ngọc có thêm một bài văn xuôi  "Ishao Tacano, tôi gọi tên anh như gọi tên một người lính" đăng trên tạp chí Tác phẩm Mới của Hội Nhà văn Viêt Nam.

Cũng cảm phục trước sự hy sinh cao cả của nhà báo Takano, nhạc sĩ  Phó Đức Phương đã viết ca khúc "Takano - nhân chứng quả cảm". Bài hát trở thành khúc bi ca day dứt, nao lòng với ca từ : “Xin hát về người con của đất nước tuyết trắng Fuji hùng vĩ. Anh đã đến quê tôi trong những ngày lửa khói, tâm hồn anh tươi thắm như hoa anh đào hé nở...”.

 Nhà thơ Huy Cận cũng có bài thơ về Tananco với câu thơ:

 “Quân thù nó bắn anh khi

Anh cầm máy ảnh đang ghi nắng chiều”.

Hiện ở nghĩa trang Hoàng Đồng- TP Lang Sơn có một ngôi mộ mang hình cây bút vững chãi, mang dáng dấp một đài tưởng niệm Tanaca.

Ngôi mộ  được người dân thường xuyên chăm nom, hương khói để  tưởng nhớ nhà báo Nhật Bản Takano hy sinh vì Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc buổi trưa ngày 7/3/1979. 

su that va chan ly khong chon gio cho chung ta
 Bia tưởng niệm Takano Isao tại Nghĩa trang Hoàng Đồng- TP Lạng Sơn. ảnh: Duy Chiến. 

Nơi Takano nằm xuống, người dân Lạng Sơn dựng một tấm bia tưởng niệm, hình ngọn bút vươn lên trời xanh; ngày nào cũng có hoa tươi, nhiều nhất là từng nhánh hoa hồi thơm ngát.

Các cháu thiếu nhi, người già thường đến thắp nhang. Sau này bia tưởng niệm được di chuyển về Nghĩa trang Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn. 

Tacano sinh năm 1943 ở Kobe. Năm 1962, khi tốt nghiệp trường Đại học Công nghiệp Nhật Bản, anh vào làm việc tại một xưởng điện và gia nhập Đảng cộng sản Nhật Bản. Năm 1967, anh được cử sang Việt Nam học tiếng Việt ở Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Tháng 2/1978, Takano là đặc phái viên, phóng viên báo Akahata- cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Nhật Bản. Khi chiến tranh bảo vệ biên giới nổ ra, anh lên Lạng Sơn, hy sinh vào trưa ngày 7/3/1979, tại thị xã Lạng Sơn.

su that va chan ly khong chon gio cho chung ta

Nước mắt rơi bên 'lò vôi thế kỷ'

Cách đây hơn 30 năm, những núi đá vôi trên các Cao điểm mang tên: Đồi Đài, Cô Ích, Pa Hán, Minh Tần… của tỉnh Hà Giang đã bị pháo cối Trung Quốc cày xới ngày đêm. 

su that va chan ly khong chon gio cho chung ta

Nhớ lắm, đồng đội tôi nằm nơi biên viễn...

“Với tinh thần kiên cường bảo vệ non sông tổ quốc, có người lính trước khi anh dũng hy sinh còn khắc dòng chữ lên báng súng AK của mình: “Sống bám đá, chết hóa đá thành bất tử”, nhạc sĩ Trương Quý Hải – một cựu binh tham gia chiến tranh biên giới Việt – Trung xúc động kể lại.

su that va chan ly khong chon gio cho chung ta

Tướng Phạm Xuân Thệ: Nói về chiến tranh biên giới không phải kích động thù hằn dân tộc!

Trung tướng - Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ nhấn mạnh rằng: “Thêm lịch sử là bất nhân, bớt lịch sử là bất nghĩa. Lịch sử cần phải được tôn trọng và vinh danh những con người làm nên nó.”

su that va chan ly khong chon gio cho chung ta

Hai người gian dối trong cuộc chiến 1979

Trung ương Đoàn đã mời những đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược về Hà Nội để kể chuyện chiến đấu và nêu gương sáng trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho thế hệ trẻ cả nước.

 

B.V