Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên cũng không dễ

23:30 | 07/10/2017

953 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trở về với thiên nhiên là một xu hướng đang ngày càng lan rộng trong đời sống cộng đồng, đặc biệt là việc sử dụng những sản phẩm liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên, xu hướng này đang gặp không ít khó khăn đối với người dân Việt Nam.

Hóa chất - nỗi kinh hoàng của người dân

Chưa bao giờ con người lại hoang mang, lo lắng và cảm giác bất an luôn thường trực như bây giờ về hóa chất bủa vây cuộc sống. Từ những đồ xa xỉ như mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm đến thực phẩm trực tiếp ăn vào miệng hầu như cái gì cũng có hóa chất, tất nhiên là ở mức độ khác nhau.

Như về an toàn thực phẩm, nói đến thịt gia súc, gia cầm… không ai dám chắc chắn sạch 100% do không ít lần cơ quan chức năng đã phát hiện ra những “vụ” tồn dư kháng sinh hay thuốc tăng trọng quá mức cho phép trong thực phẩm. Khủng khiếp nhất là vụ gần 5.000 con lợn trước khi giết mổ đã bị tiêm thuốc an thần nhằm giảm tối đa trọng lượng hao hụt và “làm hàng” cho thịt dẻo, màu sắc đẹp hơn diễn ra gần đây ở xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP HCM.

Hay “vụ” có hơn 6 triệu con heo đã “xơi” chất cấm Salbutamol, thực tế là nguyên liệu để bào chế thuốc điều trị hen suyễn nhưng được sử dụng trong chăn nuôi, bên cạnh làm cho tăng trọng còn tạo nạc và làm thịt heo “bắt mắt”. Theo số liệu của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49), Bộ Công an, riêng trong năm 2015 đã có gần 10 tấn Salbutamol nhập về Việt Nam, trong đó khoảng 3 tấn lưu giữ trong kho, còn lại đã được bán ra thị trường nhưng chỉ 10kg sử dụng đúng quy định. Như vậy, các cơ quan chức năng tính toán đã có 6 triệu con heo bị ăn thức ăn có trộn chất cấm và bán ra ngoài thị trường cho người tiêu dùng.

su dung san pham tu thien nhien cung khong de
Mô hình trồng dược liệu tại huyện Bắc Hà, Lào Cai

Không chỉ thực phẩm, mỹ phẩm cũng là mặt hàng được coi là sử dụng nhiều loại hóa chất. Như Johnson&Johnson, một “thương hiệu” gồm các sản phẩm chăm sóc da và tóc… cho trẻ em của nước Mỹ nhưng cũng đã bị chính Tòa án Los Angeles yêu cầu bồi thường khoản tiền kỷ lục 417 triệu USD cho nguyên đơn là bà Eva Echeverria, một người dân ở California đang phải điều trị ung thư buồng trứng vì sử dụng phấn rôm của hãng này từ năm 1950 tới 2016. Điều đáng nói là sản phẩm này cũng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Trước sự bủa vây, xuất hiện không ít trong tầng tầng lớp lớp của các sản phẩm tiêu dùng, hóa chất đã trở thành nỗi kinh hoàng của người dân và đó là căn nguyên khiến họ trở lại với thiên nhiên trong tiêu dùng, nhất là những sản phẩm như dược, mỹ phẩm, thực phẩm...

Không dễ có sản phẩm từ thiên nhiên

Tổ chức Y tế Thế giới đã thống kê sau một cuộc khảo sát, có tới 80% người dân trên thế giới đang hướng đến các sản phẩm sức khỏe có nguồn gốc thiên nhiên. Còn theo báo cáo của Tạp chí New Nurtrition Business, 74% số người được khảo sát cho rằng những sản phẩm từ thiên nhiên sẽ tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, việc trở lại với nguồn gốc tự nhiên trong các sản phẩm của Việt Nam có được đúng như mong muốn khi nguyên liệu đang trong tình trạng thừa mà thiếu. Thừa ở chỗ là một nước có nền Đông y phát triển với hơn 5.000 loại thảo dược, thế nhưng hiện chúng ta đang phải nhập khẩu tới 80% thảo dược chủ yếu từ Trung Quốc qua con đường tiểu ngạch. Và đáng nói là phần lớn số dược liệu này chỉ là “xác” dược liệu bởi các tinh chất có lợi cho sức khỏe đã bị “rút ruột”. Thế nên thiếu vẫn hoàn thiếu.

Bà Nguyễn Lam Giang, đại diện đơn vị triển khai Dự án BioTrade (dự án hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số tại nhiều tỉnh, thành Việt Nam để phát triển cây dược liệu do Liên minh châu Âu - EU tài trợ) cho biết, tình trạng nhập khẩu dược liệu của Việt Nam hiện rất khó kiểm soát về chất lượng đặc biệt là phần nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Đã vậy, dược liệu Việt Nam sản xuất ra không đảm bảo chất lượng… Bà Giang nói: “Việc chế biến dược liệu tại Việt Nam đa số theo phương pháp thủ công, hiệu quả không cao khiến cho chất lượng của cây dược liệu Việt Nam giảm sút, làm mất uy tín của dược liệu Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Để giải quyết vấn đề này cũng như giúp người dân lựa chọn các sản phẩm liên quan đến sức khỏe hiệu quả, bà Nguyễn Lam Giang cho rằng, quy trình sản xuất sản phẩm từ thiên nhiên cần được kiểm soát chặt chẽ, từ khâu giống, chọn vùng trồng, chăm sóc, thu hái cho đến chế biến, bảo quản. Muốn được như vậy cần rất nhiều cam kết của người sản xuất và nhận thức của người tiêu dùng. Chỉ khi người tiêu dùng đặt ra tiêu chí chất lượng khi mua hàng, và sẵn sàng trả giá xứng đáng cho chất lượng có được, người sản xuất mới có đủ động lực để làm đúng, làm chuẩn. Bà Giang khẳng định, Dự án BioTrade sẽ hỗ trợ bà con, doanh nghiệp thực hiện điều này.

Đồng thời, chú trọng tăng cường khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất, chế biến và xuất khẩu địa phương, nâng cao sinh kế cho người dân nông thôn và khuyến khích họ tuân thủ và áp dụng các nguyên tắc BioTrade, một bộ nguyên tắc bao gồm các hoạt động liên quan đến việc thu hái, sản xuất, chế biến và thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ có nguồn gốc đa dạng sinh học bản địa, theo các tiêu chí bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Các sản phẩm sản xuất theo nguyên tắc này sẽ được dán tem, nhãn trên bao bì để người dân dễ nhận biết và yên tâm với việc lựa chọn sản phẩm.

Nguyễn Bách

  • bidv-tiet-kiem-mua-vang-ron-rang-tai-loc
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • vietinbank
Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

Tràn ngập sắc màu lễ hội Holi

(PetroTimes) - Lễ hội Holi của người Hindu, còn được gọi là Lễ hội Màu sắc, báo trước sự khởi đầu của mùa xuân.