Sử dụng ánh sáng để truyền Internet tốc độ cao

14:26 | 26/09/2021

103 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Một dự án của Alphabet, công ty mẹ của Google đã sử dụng thành công chùm ánh sáng để truyền tín hiệu Internet tốc độ cao đến với người dân ở Ấn Độ và châu Phi. Đây là dự án mới nhất nhằm cung cấp dịch vụ Internet cho các vùng nông thôn chưa được phục vụ trên khắp thế giới.
Facebook xây cáp quang biển dài nhất thế giớiFacebook xây cáp quang biển dài nhất thế giới
An ninh cáp biển thời hội nhậpAn ninh cáp biển thời hội nhập

Một dự án khác do Giám đốc SpaceX, Elon Musk điều hành, sử dụng hàng nghìn vệ tinh để cung cấp truy cập Internet trên toàn thế giới. Các mạng xã hội như Facebook cũng đã xem xét việc đưa Internet tốc độ cao đến các khu vực nông thôn. Một trong những giải pháp cho dự án này là các hệ thống phát tín hiệu trên trên máy bay để truyền Internet xuống mặt đất.

Ở các nước phát triển, truy cập Internet tốc độ cao được cung cấp bằng cáp quang. Trong hệ thống cáp quang, tín hiệu ánh sáng được truyền đi trên một khoảng cách xa bằng cách sử dụng các sợi cáp quang. Hệ thống này có hiệu quả cao, nhưng chúng lại cực kỳ tốn kém và đòi hỏi việc lắp đặt phức tạp.

Sử dụng ánh sáng để truyền Internet tốc độ cao
Các nhân viên đang lắp đặt hệ thống Taraa cho cuộc thử nghiệm.

Vì lý do này, nhiều nơi trên thế giới - đặc biệt là các khu vực nông thôn và kém phát triển - không thể lắp đặt và vận hành mạng cáp quang. Sử dụng cáp quang cũng có thể rất tốn kém và phức tạp ở một số khu vực trong thành phố. Điều này gây khó khăn cho hàng triệu người trên khắp thế giới truy cập vào Internet tốc độ cao.

Một hệ thống được phát triển bởi nhóm phát triển Alphabet’s X và đang được thử nghiệm ở Ấn Độ và châu Phi nhằm cung cấp giải pháp cho vấn đề này. Giống như cáp quang, hệ thống này sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu Internet với tốc độ cao. Nhưng ánh sáng truyền đi dưới dạng chùm tia trong không khí mà không cần đến sợi quang hoặc dây cáp. Các chùm tia có thể truyền dữ liệu tốc độ cao giữa hai điểm với sự trợ giúp của các thiết bị. Công nghệ này được gọi là Truyền thông Quang học Không gian (FSOC).

Dự án có tên Taara, xuất phát từ một dự án khác của Alphabet có tên Loon. Mục đích của Loon là sử dụng các quả bóng bay rất cao để truyền tín hiệu Internet đến các khu vực không có mạng Internet tốc độ cao trên mặt đất. Nhưng sau quá trình nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm, Alphabet đã thông báo rằng Loon đã thất bại và dự án kết thúc.

Tuy nhiên, nhóm Loon đã xem xét việc sử dụng công nghệ FSOC để tạo liên kết dữ liệu giữa các quả bóng bay trong không khí. Nhóm Taara đã xây dựng dựa trên sự phát triển này và tạo ra một phiên bản mới của hệ thống để hoạt động trên mặt đất.

Dự án mới nhất của Taara đã sử dụng hệ thống FSOC để truyền tín hiệu dữ liệu tốc độ cao giữa hai thành phố lớn ở châu Phi là Brazzaville và Kinshasa thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo. Hai thành phố chỉ cách nhau 4,8 km, ngăn cách bởi sông Congo. Nhưng đội ngũ Taara cho biết rằng việc truy cập Internet tốc độ cao đắt gấp 5 lần ở Kinshasa vì kết nối cáp quang phải đi hơn 400 km quanh con sông.

Hệ thống Taara có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thời tiết, chẳng hạn như sương mù dày đặc, hoặc do các động vật khác đến gần thiết bị. Nhưng nhóm Taara cho biết họ đã đạt được tiến bộ trong việc điều chỉnh hệ thống sao cho phù hợp vớu những môi trường khác nhau để tránh bất kỳ sự cố nào làm ảnh hưởng đến hoạt động của dịch vụ.

Sau khi triển khai các thiết bị để kết nối chùm tia qua sông, Taara cho rằng các tia này này đã cung cấp gần 700 terabyte dữ liệu trong 20 ngày với tính khả dụng lên tới 99,9%. Nhóm cũng lưu ý rằng lượng dữ liệu đó sẽ tương đương với việc xem một trận đấu FIFA World Cup ở độ phân giải cao (HD) 270.000 lần.

Baris Erkmen, Giám đốc kỹ thuật của Taara, chia sẻ rằng nhóm nghiên cứu thừa nhận rằng thiết bị này không thể sử dụng được dưới một số loại hình thời tiết thời tiết và các điều kiện xung quanh. Tuy nhiên, ông nói thêm: “Chúng tôi tin thiết bị của Taara sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại kết nối nhanh hơn, giá cả phải chăng hơn cho 17 triệu người sống ở các thành phố”.

Lê Ngọc Đức (Theo VOA)