Sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất có nguy cơ phải đóng cửa đường băng
![]() |
![]() |
![]() |
ACV vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) tái đề xuất cải tạo, nâng cấp đường cất, hạ cánh (đường băng) 25R/07L Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM) và đường băng 1B - Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội).
Nội dung văn bản nêu rõ, cả 2 đường băng đều khai thác vượt tải nên bị hư hỏng, mặt đường xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên bị bong bật, nứt vỡ. Tại một số vị trí trên đường băng 1B của sân bay Nội Bài có hiện tượng phụt bùn, đặc biệt vào mùa mưa.
![]() |
Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài. (Ảnh: IT) |
ACV cho biết, nếu không sớm cải tạo, nâng cấp mà vẫn tiếp tục khai thác 2 đường băng nói trên sẽ tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an toàn bay, dẫn đến việc có thể phải đóng cửa.
Đáng chú ý, việc đóng cửa 2 đường băng trên sẽ làm tăng thêm áp lực khai thác cho các đường băng còn lại, gây ảnh hưởng đến an toàn bay, giảm sản lượng khai thác tại 2 sân bay lớn nhất cả nước.
ACV kiến nghị, Bộ GTVT rà soát nhu cầu vốn cần bổ sung (bao gồm cả vốn nước ngoài và vốn đối ứng) so với kế hoạch trung hạn đã được giao để triển khai các dự án ODA trong giai đoạn 2016 - 2020, đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều chỉnh, sử dụng 10% vốn dự phòng kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020 cho các dự án ODA của Bộ GTVT.
Tuy nhiên, trong kế hoạch vốn vừa được rà soát của Bộ GTVT lại không có nguồn đầu tư, cải tạo, nâng cấp đường băng, hệ thống hàng rào an ninh khung bay hay đường công vụ tuần tra tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Trước thực trạng xuống cấp của hệ thống đường băng và sự thiếu đồng bộ của hệ thống hàng rào an ninh khu bay, đường tuần tra công vụ tại cảng hàng không, uy hiếp trực tiếp đến an toàn bay của 2 cảng hàng không quốc tế này, Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sử dụng vốn đầu tư để cải tạo, nâng cấp đường băng và đường lăn tại 2 cảng hàng không trên.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng xem xét bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn trung hạn 2016 - 2020 từ nguồn dự phòng của Chính phủ. Dự kiến, cần khoảng gần 4.500 tỉ đồng để thực hiện nâng cấp, sửa chữa các hạng mục đang bị hư hỏng.
Trường hợp không thể bố trí vốn ngân sách Nhà nước, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phương án sử dụng nguồn thu từ hoạt động khu bay để thực hiện các dự án cấp bách nêu trên.
Trọng Đức
-
Thủ tướng: Việt Nam thuộc nhóm 6 quốc gia được Mỹ ưu tiên đàm phán thương mại
-
Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho hãng hàng không Vietjet về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ giúp nước bạn Myanmar
-
Lãi suất ngân hàng giảm nhanh sau chỉ đạo "nóng" của Thủ tướng
-
Sử dụng đòn bẩy ngân hàng để khai thác tiềm năng và cơ hội trong phát triển đất nước
-
Thủ tướng dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng
-
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Thiết lập cơ chế hỗ trợ và giám sát rõ ràng
-
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, tránh chồng chéo trong lập quy hoạch
-
Tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số
-
[VIDEO] Tăng cường hợp tác Việt Nam - Liên bang Nga
-
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng