Sa thải kiểu GM

15:20 | 15/04/2023

737 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Muốn cắt giảm chi phí nhưng lại không muốn “mang tiếng” sa thải người lao động, General Motors (GM) đã tìm cách khiến 5.000 công nhân tự động xin nghỉ việc trong vòng một tháng.

Tháng trước, GM đã công bố Chương trình Tự nguyện Nghỉ việc (VSP) cho hầu hết 58.000 nhân viên văn phòng tại Mỹ và một số lực lượng lao động toàn cầu. Công ty đã cho người lao động khoảng hai tuần để đưa ra quyết định của họ.

Sa thải kiểu GM
Mới đây, nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Detroit đã cho nghỉ việc tự nguyện 5.000 công nhân.

Kết quả mới đây, nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Detroit đã tiết lộ trong email của Giám đốc điều hành Mary Barra gửi cho nhân viên, sau đó thông qua Giám đốc tài chính Paul Jacobson, có ít nhất khoảng 5.000 công nhân trên toàn cầu đã chọn tham gia.

Điều gì khiến người lao động tại GM có thể hoan hỉ tự động xin nghỉ việc trong bối cảnh mọi người đang đối diện với lạm phát và chi phí tăng cao khiến cho cuộc sống những người thất nghiệp sẽ càng vất vả?

Trên thực tế, Chương trình Tự nguyện Nghỉ việc (VSP) của GM đã được công bố từ đầu tháng 3 năm nay. Theo đó, tất cả những người làm công ăn lương ở Mỹ đã làm việc cho công ty từ 5 năm trở lên cho đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2023, đều đủ điều kiện. Các giám đốc điều hành quốc tế nếu đã làm việc tại công ty ít nhất hai năm cũng vậy.

Tất cả những người tự nguyện nghỉ việc sẽ nhận được một tháng lương cho mỗi năm họ đã làm việc tại GM (tối đa 12 tháng), bảo hiểm sức khỏe COBRA, tiền thưởng hiệu suất nhóm theo tỷ lệ và các dịch vụ thuê ngoài.

“Điều quan trọng là chúng tôi sẵn sàng trả tiền cho chương trình tự nguyện để khuyến khích những người sắp nghỉ hưu hoặc vừa quyết định muốn thay đổi nghề nghiệp hoặc lối sống, đồng thời làm mọi thứ có thể để tránh không tự nguyện hoặc sa thải. Và tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở một vị trí mà chúng ta sẽ có thể làm được điều đó”, Giám đốc tài chính Paul Jacobson cho biết.

Nghĩa là, khác với làm sóng sa thải tại các gã khổng lồ công nghệ trong thời gian vừa qua, GM vừa muốn cắt giảm chi phí nhưng lại không muốn phải “mang tiếng” là sa thải, họ cho người lao động tại công ty được quyền lựa chọn giữa việc ở lại hoặc nhận các phúc lợi hậu hĩnh để tự nguyện ra đi.

Khi làm điều này, GM đã được gì?

Theo tuyên bố của công ty, ít nhất 1 tỷ USD tiền tiết kiệm chi phí đã được giữ lại trong túi của GM nhờ những đợt cắt giảm lao động trước đó và 5.000 đơn từ chức tự nguyện gần đây.

Sa thải kiểu GM
Giám đốc điều hành Mary Barra của GM.

Chưa hết, trong vòng hai năm tới công ty này có thể tiết kiệm được 2 tỷ USD trong mục tiêu tiết kiệm chi phí cơ cấu, trong đó các biện pháp thu hẹp quy mô đóng một vai trò quan trọng.

Có thể nói, việc hợp lý hóa lực lượng lao động và hoạt động là điều tối quan trọng đối với tất cả những người chơi trong ngành ô tô tại thời điểm họ đang thắt chặt động cơ đốt trong (ICE) trong khi tập trung toàn lực vào xe điện.

Đối với GM, công ty có kế hoạch loại bỏ dần xe tải và ô tô chạy xăng và chỉ bán xe chở khách chạy điện vào năm 2035: “Các bước chúng tôi đang thực hiện sẽ cho phép chúng tôi duy trì động lực, duy trì sự nhanh nhẹn và tạo ra một GM cạnh tranh hơn”.

Giám đốc điều hành Mary Barra đã nói rằng việc sa thải không tự nguyện sẽ được đưa ra nếu VSP không thu hút được người tham gia. Tuy nhiên, sau phản hồi quá lớn, Barra, trong email gửi cho nhân viên và nói rằng có thể sẽ không cắt giảm thêm việc làm vào thời điểm này.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

Google dọa sa thải nhân viên nếu không tiêm vaccine Covid-19Google dọa sa thải nhân viên nếu không tiêm vaccine Covid-19
BlackBerry - Cắt giảm nhân sự, sa thải giám đốcBlackBerry - Cắt giảm nhân sự, sa thải giám đốc