Rosneft kháng cáo quyết định của Chính phủ Đức
Theo văn phòng luật sư Malmendier Legal (Đức), Rosneft đã đệ đơn chống lại Bộ Kinh tế và Khí hậu Đức với lý do “Cơ quan này áp đặt sự giám sát miễn cưỡng lên mọi hoạt động của họ”.
Được biết, Đức nắm quyền kiểm soát chi nhánh con này với lý do “công ty Nga không tuân thủ các yêu cầu pháp lý”. Trong khi đó, văn phòng luật sư khẳng định rằng Rosneft “luôn tuân thủ các cam kết tại Đức (...) bất chấp bối cảnh xung đột Nga – Ukraine”. Ngoài ra, tòa án Hành chính Liên bang Đức ở Leipzig, nơi Rosneft đệ đơn, cũng đã xác nhận “yêu cầu” và hiện đang “xử lý”.
Theo đó, vào đầu tháng 9/2022, trong bối cảnh đảm bảo “an ninh nguồn cung” tại thời điểm căng thẳng về năng lượng và xung đột Nga – Ukraine, Chính phủ Đức đã đặt các chi nhánh của Rosneft (chiếm 12% tổng công suất lọc dầu toàn quốc) tại đất nước này dưới “chế độ ủy thác quyền kiểm soát”. Tương tự, chính phủ Đức cũng đã nắm quyền kiểm soát đáng kể đối với nhà máy lọc dầu PCK ở thị trấn Schwedt – cơ sở chuyên cung cấp nhiên liệu cho thủ đô Berlin, sân bay và toàn bộ khu vực xung quanh thủ đô.
Đức đã cam kết chấm dứt nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay. Do đó,Cchính phủ phải đảm bảo rằng nhà máy lọc dầu trong nước có thể tiếp tục chế biến dầu từ các nguồn khác.
Hiện nay, nhà máy lọc dầu PCK chỉ xử lý dầu của Nga, được vận chuyển qua đường ống Druzhba.
Mặt khác, đối với người Nga, quyền kiểm soát ủy thác “không phải là phương tiện thích hợp” để đạt được những mục tiêu này. Thật vậy, Rosneft cho biết họ sẵn sàng “thực hiện các đợt giao hàng bù” sao cho phù hợp với quyết định cấm vận dầu Nga của Đức. Theo các luật sư đại diện cho công ty, trường hợp của Rosneft không giống với trường hợp của Gazprom.
Cụ thể, trước khi nổ ra chiến tranh Nga – Ukraine, 55% sản lượng khí đốt nhập khẩu vào Đức đến từ ông lớn khí đốt Gazprom của Nga. Sau đó, sản lượng đã giảm dần và ngừng hoàn toàn vào đầu tháng 9.
Vào đầu tháng 4/2022, Berlin đã nắm quyền kiểm soát Gazprom Germania – công ty con của Gazprom chuyên sở hữu nhiều cơ sở hạ tầng lưu trữ và vận chuyển năng lượng ở Đức.
Ngọc Duyên
AFP
-
Trung Quốc lần đầu tăng “rót tiền” cho châu Phi sau 7 năm
-
Du lịch "bùng nổ", hàng không Nhật Bản thiếu phi công nghiêm trọng
-
Canada áp thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc
-
"Ông lớn" năng lượng Na Uy dừng đầu tư điện gió ngoài khơi tại Việt Nam
-
Căng thẳng thương mại gia tăng, Trung Quốc "nhắm" vào ngành sữa của EU