Quả đặc sản chín đỏ rực trên thân cây, không cần chăm vẫn "hưởng lộc"

13:15 | 27/09/2023

29 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Dâu đất (hay dâu da) xuất hiện nhiều ở các huyện miền núi, trung du Quảng Nam. Loại quả này được ví như "của để dành" do các thế hệ đi trước vun trồng, người sau hưởng lộc.
Trồng loại dưa chuột bán 40.000 đồng một trái, thu tiền triệu mỗi ngàyTrồng loại dưa chuột bán 40.000 đồng một trái, thu tiền triệu mỗi ngày
Nông dân thu 50 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ổiNông dân thu 50 tỷ đồng mỗi năm nhờ trồng ổi
Thử nghiệm trồng nho ngoại, ông thợ gặt nhận kết quả bất ngờThử nghiệm trồng nho ngoại, ông thợ gặt nhận kết quả bất ngờ

Tháng 8 âm lịch hàng năm, dâu đất vào mùa chín rộ. Dâu được trồng nhiều ở các huyện miền núi, trung du Quảng Nam như Đại Lộc, Hiệp Đức, Đông Giang... Trong đó, huyện Tiên Phước được xem "thủ phủ" của dâu đất, với hơn 3.000 cây.

Cây dâu đất hơn 50 tuổi của gia đình bà Nguyễn Thị Thành (Ngô Linh).
Cây dâu đất hơn 50 tuổi của gia đình bà Nguyễn Thị Thành (Ngô Linh).

Được biết, dâu đất xưa kia vốn mọc dại trong rừng, người dân ăn thấy vị chua chua, ngon ngọt nên mang về chăm sóc.

Dâu đất còn gọi là dâu da, có tên khoa học Baccaurea sapida. Loại cây này thuộc thân gỗ, cao 10-20m. Quả mọc ở thân cây và một số cành to. Quả chín có màu đỏ, hồng hoặc cam.

Bà Nguyễn Thị Thành (74 tuổi, xã Tiên Thọ, huyện Tiên Phước) cho hay, trước kia mỗi vườn nhà của người dân ở đây đều có từ vài cây đến vài chục cây dâu đất. Về sau, có nhiều loại cây khác thay thế, dâu đất dần bị chặt bỏ, người ta chỉ giữ lại vài cây làm cảnh hoặc để con cháu tìm về thưởng thức.

Theo bà Thành, gia đình bà hiện có 3 cây dâu đất nhưng chỉ một cây có tuổi đời hơn 50 năm là sai quả. Mỗi năm, cây cho thu hoạch 200-300kg quả, với giá bán 5.000 đồng/kg, bà Thành có thể thu về 1-1,5 triệu đồng.

"Thế hệ đi trước trồng, người đi sau hưởng lộc, không cần chăm bón gì cả, đến mùa thì thu hái thôi. Các gốc dâu ở địa phương chúng tôi hầu hết đều vài chục năm tuổi, là gia sản truyền qua nhiều đời", bà Liễu nói thêm.

Bà Thành cho biết, dù quanh vùng mất mùa nhưng năm nào cây dâu đất của gia đình cũng ra quả, dù ít hay nhiều.
Bà Thành cho biết, dù quanh vùng mất mùa nhưng năm nào cây dâu đất của gia đình cũng ra quả, dù ít hay nhiều.

Khi cây dâu dần ít đi, người ta lại càng thấy quý. Giờ đây, dâu đất trở thành đặc sản gợi nhớ hương vị quê nhà trong ký ức của bao người tha phương cầu thực. Mùa dâu đất chín rộ, quả mọc chi chít từ gốc đến ngọn, thương lái kéo đến thu mua tại vườn với giá 5.000 đồng/kg.

Khoản tiền thu được không nhiều nhưng cũng giúp người dân có thêm thu nhập.

Trong các loại cây ăn quả phong phú của miền núi Quảng Nam, dâu đất "có bà con" với bòn bon (hay còn gọi trái Nam Trân, một loại trái cây quý ở phía nam, thường dùng dâng vua ngày xưa), chỉ khác biệt về độ chua ngọt của từng loại.

Từng chùm dâu như những chuỗi ngọc treo lơ lửng trên cây.
Từng chùm dâu như những chuỗi ngọc treo lơ lửng trên cây.

Mùa dâu chín, vỏ dâu chuyển sang nhiều màu đẹp mắt như vàng cam, đỏ tươi, hồng đậm. Quả treo nặng trĩu cành, từ trên ngọn đến dưới gốc cây. Cảnh sắc này làm say lòng bao du khách gần xa, nhiều người thích thú tìm đến tận nơi chụp hình, ghi lại những kỷ niệm tuyệt vời.

Theo Dân trí