Putin đã bị vùi dập như thế nào trong vụ Panama Papers?

12:12 | 05/04/2016

10,572 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Chưa cần nói tới tính xác thực của loạt tài liệu được rò rỉ mang tên Panama Papers, nhưng cách truyền thông phương Tây khai thác chẳng khác nào vu cho Tổng thống Nga Putin là “người cầm đầu” trong “băng đảng” tham nhũng, trong khi thực chất theo tiết lộ của Pasnama Papers, chỉ là một người bạn của ông Putin có tên trong danh sách trên.
tin nhap 20160405114603
Tổng thống Nga Putin

Đây là cách người ta bảo Putin rửa tiền!

Có 214.488 công ty và 14.153 khách hàng của công ty luật Mossack Fonseca liên quan tới Panama Papers. Trong số này có 12 nguyên thủ hoặc cựu nguyên thủ quốc gia. Tổng thống Putin không nằm trong số này. Tên của ông Putin cũng không thấy xuất hiện trong danh sách 140 chính trị gia khác.

Panama Paper chỉ nều trường hợp ông Sergei Roldugin, một người bạn thân của Tổng thống Putin. Theo tài liệu, ông Putin có thể đã kiếm được ít nhất 100 triệu USD từ hỗ trợ ông Sergei Roldugin.

Trong các tài liệu gửi các ngân hàng ở Thụy Sĩ và Luxembourg, ông Sergei Roldugin cam kết không thân thiết bất kỳ quan chức chính phủ Nga nào, đồng thời cũng nói mình không phải là một nhà kinh doanh.

Tuy nhiên theo Panama Papers, ông Sergei Roldugin là người đã mai mối ông Putin với bà Lyudmila. Ông Sergei Roldugin cũng là cha đỡ đầu của con gái lớn ông Putin là Maria.

Ông Sergei Roldugin có 12,5% cổ phần trong công ty quảng cáo truyền hình lớn nhất Nga là Video International. Thu nhập hằng năm của công ty này không dưới 1,25 tỉ USD. Các thành viên sở hữu Video International luôn được giữ bí mật tuyệt đối.

Sergei Roldugin cũng được cho là sở hữu một lượng nhỏ cổ phần ở Công ty Kamas của Nga chuyên sản xuất xe tải. Kamas cũng sản xuất xe quân sự. Sergei Roldugin đồng thời cũng sở hữu 15% cổ phần một công ty ở đảo Cyprus có tên là Raytar.

Sergei Roldugin cũng sở hữu 3,2% ngân hàng tư nhân Rossiya ở Nga. Từng có thông tin Rossiya là ngân hàng “của bạn thân ông Putin”. Trong danh sách trừng phạt của Mỹ với Nga quanh vấn đề Ukraine có ngân hàng này.

Lãnh đạo Ngân hàng Rossiya là ông Yuri Kovalchuk. Mỹ cáo buộc ông Yuri Kovalchuk là giám đốc ngân hàng riêng cho nhiều quan chức chính phủ cấp cao Nga, trong đó có ông Putin. Panama Papers cho thấy ông Yuri Kovalchuk và Ngân hàng Rossiya đã chuyển ít nhất 1 tỉ USD cho một công ty cảnh ngoại có tên là Sandalwood Continental.

Nguồn gốc số tiền này đến từ hàng loạt khoản vay không cần thế chấp khổng lồ từ Ngân hàng Nhà nước Nga Russian Commercial Bank (RCB) chi nhánh ở đảo Cyprus và một số công ty nhà nước Nga khác.

Một số trong khoản tiền vay từ Ngân hàng RCB đã được chuyển lại về Nga với tỉ lệ tiền lãi cao ngất ngưởng. Tiền lãi này được chuyển đến một số tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ. Một du thuyền trị giá 6 triệu USD được Sandalwood Continental mua và chuyển đến một cảng biển gần St Petersburg.

Theo tài liệu, Sandalwood Continental cũng đã chuyển trực tiếp tiền mặt cho các thân tín của ông Putin dưới hình thức những khoản vay không cần đảm bảo và có tỉ lệ lãi suất rất thấp 1%. Chưa rõ có khoản vay nào trong số này được tất toán hay chưa.

Thời điểm 2010-2011, Sandalwood Continental lập ba khoản vay trị giá 11,3 triệu USD cho một công ty hải ngoại có tên Ozon. Ozon thuộc sở hữu của ông Sergei Roldugin và một công ty ở đảo Cyprus. Ozon sở hữu khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Igora ở vùng Leningrad. Ông Putin là khách hàng thân thiết của khu nghỉ dưỡng này.

18 tháng sau các khoản vay này, ông Putin tổ chức đám cưới cho con gái thứ hai Katerina ở khu nghỉ dưỡng Ozon. Chú rể là Kirill Shamalov, con trai của một người bạn thân lâu năm khác của ông Putin. Tuy nhiên chi tiết về đám cưới này chỉ được công bố vào năm 2015.

Hoạt động của Sandalwood Continental có liên quan đến một công ty ở nước ngoài khác tên Ove Financial Corp. Một trong những công ty liên quan đến Ove Financial Corp lại thuộc sở hữu của ông Mikhail Lesin, cựu phát ngôn viên của ông Putin. Ông Lesin cũng đồng thời là người sáng lập kênh truyền hình Russia Today (RT). Ông Lesin chết bất thường tại một khách sạn ở Mỹ vào tháng 11-2015 với nhiều vết thương ở đầu.

Panama Papers còn tiết lộ một số chi tiết khác của những người thân tín của ông Putin trong chuyển tiền ra các công ty cảnh ngoại. Một người bạn lâu năm khác của ông Putin sử dụng các công ty cảnh ngoại trong làm ăn là nhà giao dịch dầu Gennady Timchenko, từng bị Mỹ trừng phạt năm 2014.

Một số người khác bị đề cập trong tài liệu là Arkady và Boris Rotenberg, những người bạn thời thơ ấu và từng là bạn tập Judo của ông Putin. Hai người này hiện đều là tỉ phú ngành xây dựng. Một cái tên nữa là Alisher Usmanov, có sáu công ty đăng ký ở đảo Man (vương quốc Anh).

tin nhap 20160405114603
Tràn ngập bài viết buộc tội Putin trên báo chí phương Tây

Đừng hòng có chuyện nói tốt về nước Nga về Putin!

Chưa có một tổ chức nào đứng ra nói rằng những tiết lộ trong Panama Papers là chính xác. Nhưng chỉ cần lướt qua các trang thông tin của phương Tây 2 ngày qua, độc giả có thể thấy Tổng thống Putin là tâm điểm của Panama Papers chứ không phải là 12 nguyên thủ quốc gia trên hay 140 chính trị gia khác.

Trong loạt bài viết trên tờ The Guardian (Anh), nhà báo Luke Harding thay vì tập trung vào các nhà lãnh đạo thế giới thực sự bị nêu tên trong tài liệu của Mossack Fonseca, lại đưa Tổng thống Nga Vladimir Putin vào vụ bê bối này.

Trong hai bài viết của mình, Luke Harding đã sử dụng tên ông Putin thường xuyên, cũng như các cụm từ "theo dữ liệu chưa được xác nhận", "có thể" và "có thể giả định". Trong khi đó, không tìm thấy trong bài báo của Guardian tên tuổi của bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới hiện tại và quá khứ, thực sự được nêu trong tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca, cũng như tên của cha Thủ tướng Anh Cameron, cũng được nêu trong tài liệu đó. Không, tác giả chỉ tập trung vào ông Putin, bình luận về đám cưới của con gái ông, và cho biết thêm một loạt các sơ đồ mà tất cả mọi mũi tên đều trỏ đến tổng thống Nga.

Cụm từ duy nhất quan trọng (và duy nhất đúng sự thực) mà Harding viết trong bài là "… tên của tổng thống không được nhắc đến trong một ghi chép nào…". Vậy kết luận cuối cùng là gì? Guardian đã tự châm biếm, khi đăng một bức ảnh khổng lồ, nhan đề chứa thông tin sai lạc và bài báo 5.000 từ, dựa trên giả định về sự liên quan của tổng thống Nga trong vụ việc này"-tác giả kết luận.

Công bằng mà nói cách khai thác như thế là không “fair play”. Sở dĩ có chuyện như thế là do thái độ ghen ăn tức ở với nước Nga và Putin ở các nước phương Tây, nhất là khi vị thế của Nga đang tăng sau khi nước này đưa quan tới Syria đánh khủng bố...

Việc truyền thông phương Tây chỉ nhắm vào Putin trong vụ này cũng giống như những gì họ tuyên truyền khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine. Khi ấy, họ đổ riệt cho Nga gây ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine thay vì tìm những nguyên nhân nội tại ở chính quyền Kiev.

Điện Kremlin lên án những cáo buộc trong Panama Papers liên quan tới Tổng thống Nga, và nói rằng những cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) đã giúp phân tích 11,5 triệu tài liệu bị rò rỉ từ Mossack Fonseca.

"Thái độ bài Putin ở nước ngoài đã lên đến điểm có thể nói là không được nói điều gì đó tốt đẹp về nước Nga, hay về bất kỳ hành động nào của Nga hoặc bất kỳ thành tựu nào của Nga. Mục tiêu đó là phải nói những điều xấu, rất nhiều điều xấu và khi không có gì để nói, nó phải được pha chế ra”- người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết.

Trước đó ngày 28/3, ông Dmitry Peskov đưa ra một thông cáo báo chí, theo đó cáo buộc nhiều tổ chức nước ngoài đang cố gây xáo trộn và làm mất uy tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng như những người thân cận với ông.

Vụ vùi dập uy tín của Putin đối với phương Tây lần này không phải là mới. Trước giờ, truyền thông và các nhà khoa học phương Tây rất “thần tượng” Tổng thống Nga Putin. Họ “nghiên cứu” đủ thứ từ cơ thể, dáng đi, thói quen sinh hoạt... của ông. Và lâu lâu họ lại đưa ra những “khám phá” bất ngờ! Họ gán cho ông đủ thứ bệnh như Parkinson hay tâm thần phân liệt hoặc chuyện đời tư bồ nhí, tham ô hối lộ của ông. Những “phát hiện” kiểu như thế chắc sẽ còn rất nhiều!

tin nhap 20160405114603

Ai đang sợ mất chức vì Panama Papers?

Sau khi 11,5 triệu tài liệu được rò rỉ tiết lộ danh tính của nhiều chính khách giấu tiền ở các thiên đường thuế quan, chính phủ các quốc gia liên quan đã bắt đầu mở các cuộc điều tra.

tin nhap 20160405114603

Hiểu toàn bộ “Panama Papers” trong 3 phút

Panama Papers đang là từ khóa hot nhất của truyền thông quốc tế trong 2 ngày qua. Đâu là những điểm chính trong Panama papers? Và làm thế nào để cất giấu hàng tỷ USD vào một thiên đường thuế quan?

tin nhap 20160405114603

Lộ tài liệu tham nhũng của nhiều nhà lãnh đạo thế giới

Hôm nay, giới truyền thông quốc tế rúng động vì một tài liệu được gọi là “Panama Papers” từ một nguồn tin giấu tin của tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung. Đây là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử với 11,5 triệu tài liệu về “những điều ít người biết về một thế giới chỉ tồn tại trong bóng tối” của một công ty luật Panama có tên Mossack Fonseca từ năm 1970 đến 2016. 

Nh.Thạch

Theo AFP. AP, Reuters, CNN