Pin mặt trời hết hạn có trở thành chất thải nguy hại?
![]() |
![]() |
![]() |
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó là nhận định sai lệch, xuất phát từ hiểu lầm của tên gọi “pin” mặt trời. Khi nói đến “pin”, người ta hay liên tưởng đến các loại pin tích điện thông thường và đưa sản phẩm vào trong diện nguy hiểm, cần được thu hồi gấp để xử lý.
Tuy nhiên, nhiều cơ quan kiểm soát ở các bang và liên bang Mỹ đã cho tiến hành thí nghiệm để kiểm tra tính nguy hại đến môi trường nhưng phần lớn các sản phẩm pin mặt trời đều vượt qua các kiểm tra và các cơ quan này không đưa pin mặt trời vào vào diện kiểm soát chất thải nguy hại.
Trên thực tế, thành phần cấu tạo của pin mặt trời gồm 76% thủy tinh, 10% plastic, 8% aluminium, 5% silicon, 1% kim loại. Các vật liệu này vẫn thường thấy trong sản xuất các đồ dùng cho đời sống hằng ngày.
![]() |
Pin mặt trời không được xem là chất thải nguy hại |
Theo đại diện Tập đoàn Năng lượng Mặt trời Bách Khoa (SolarBK), một số nghiên cứu cho biết có thể tái chế lên đến 90% pin mặt trời hết hạn sử dụng. Hiện nay, bộ phận Nghiên cứu Phát triển của nhà máy IREX SolarBK vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để nâng tỷ lệ tái chế lên cao hơn với kỳ vọng nghiên cứu được quy trình tái chế pin mặt trời với mức xử lý tối ưu nhất.
Ở các quốc gia trên thế giới, pin mặt trời không được xem là chất thải nguy hại mà là tài nguyên để làm vật liệu đầu vào để sản xuất pin mặt trời mới hoặc cho các mục đích khác. Các quốc gia EU đã có quy định tái chế, tái sử dụng pin mặt trời đến 85%. Tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cũng xử lý như chất thải rắn thông thường hoặc tái chế để sử dụng.
M.P
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030
-
Triển khai dự án đường dây 500kV: Người dân đồng thuận nhường đất, dời nhà