Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Cần sự chung tay của các bộ ngành

15:45 | 07/01/2023

946 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Để tạo hành lang thúc đẩy phát triển cho ngành năng lượng tái tạo (NLTT), hỗ trợ đưa phát thải ròng bằng 0 theo cam kết tại COP 26, ông Lương Quang Huy - Trưởng Phòng Phát thải nhà kính và bảo vệ tâng Ôzôn, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, cần phải sự chung tay của các bộ ngành.
Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Cần sự chung tay của các bộ ngành
Ông Lương Quang Huy - Trưởng Phòng Phát thải nhà kính và bảo vệ tâng Ôzôn, Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Phát biểu tại diễn đàn “Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Tư duy và hành động trong giai đoạn mới” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức ngày 6/1, ông Lương Quang Huy - Trưởng Phòng Phát thải nhà kính và bảo vệ tâng Ôzôn, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết về mục tiêu giảm phát thải thông qua chiến lược phát triển NLTT tại Việt Nam. Năm 2021, tại hội nghị COP 26 Thủ tướng Chính phủ đã cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050. Mặc dù không phải là một văn bản cam kết được ký kết, tuy nhiên, để thực hiện được những cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại COP 26 của Thủ tướng Chính phủ là không hề dễ dàng, mặc dù đã mở ra một số cơ hội để chúng ta chuyển đổi nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng.

Thực tế, liên quan đến những cam kết phát thải của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, chúng ta đã có báo cáo đóng góp nộp lần đầu tiên vào năm 2015, khi đó Việt Nam xác định giảm 7% tự nguyện và 21% từ việc có sự hỗ trợ của quốc tế, tại thời điểm đó, mức phát thải thông thường tương đương xấp xỉ 400 triệu tấn CO2. Đến 2020, chúng ta cam kết giảm 9% và 27% trợ giúp của quốc tế… đến tháng 11/2022 tại Ai Cập chúng ta đã nộp một bản cập nhật báo cáo cam kết giảm phát thải 15,8% tự nguyện và 43,5% với sự hỗ trợ quốc tế, tương đương khoảng hơn 400 triệu tấn CO2 vào năm 2030. Chưa kể, tích lũy giai đoạn từ nay tới thời điểm 2030 - 2050 thì con số phát thải phải giảm CO2 tương đương tương đối khó khăn, ông Lương Quang Huy chia sẻ.

Theo ông Lương Quang Huy, nguồn phát thải chủ yếu hiện nay nằm ở hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và phương tiện, vì vậy, để đáp ứng lộ trình đã cam kết giảm dần điện than, năng lượng hóa thạch vào năm 2030 và giảm hẳn phát thải nguồn nguyên liệu này vào 2040 là thách thức lớn hơn nữa… trong khi việc xem xét quy hoạch điện VIII đến nay vẫn chưa giải quyết được.

“Với mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050, có nghĩa chúng ta sẽ phải tăng nhanh mức độ cơ cấu phát triển NLTT đến năm 2030 tại thời điểm hiện tại là 20%, và đến năm 2030 phải đạt chừng khoảng 40% và đến 2050 là 70% nhằm đảm bảo cân đối được giữa phát thải và hấp thụ để đạt được mức phát thải ròng bằng 0”, ông Lương Quang Huy cho hay.

Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Cần sự chung tay của các bộ ngành
Toàn cảnh diễn đàn

Cũng theo ông Lương Quang Huy, trong vòng 3 năm vừa qua, NLTT phát triển rất nóng, trong đó có điện gió và điện mặt trời, nhất là trong thời điểm hiện nay, doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về chính sách hỗ trợ, do vậy, sức ép đối với việc phát triển nguồn NLTT này là rất lớn, chưa kể, rất nhiều vấn đề hiện nay còn tồn tại trong việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ về mặt cơ chế tài chính mà còn liên quan đến khảo sát đầu tư cho các dự án điện gió, đặc biệt là dự án điện gió ngoài khơi hay điện mặt trời trong việc sử dụng đất đai như thế nào… đây là những vấn đề rất cần sự chung tay của các bộ ngành mới có thể giải quyết được.

“Những hoạt động này đòi hỏi phải có sự chung tay của các bộ ngành, đặc biệt đối với quy hoạch điện VIII sắp tới, cần có sự đồng thuận của các bộ ngành. Đứng từ góc độ quản lý Nhà nước về biến đổi khí hậu, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan về năng lượng đưa ra các chính sách phù hợp nhất với ngành NLTT trong thời gian tới để nhằm phát triển bền vững hơn”, ông Lương Quang Huy chia sẻ.

Ông Lương Quang Huy khẳng định, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu về mục tiêu và định hướng để có thể áp dụng được biện pháp cơ chế phù hợp nhất mà trên thế giới đã và đang thực hiện trong thời gian tới để thúc đẩy phát triển NLTT.

N.H

Năng lượng tái tạo chiếm 46,9% năng lượng sử dụng ở Đức trong năm 2022Năng lượng tái tạo chiếm 46,9% năng lượng sử dụng ở Đức trong năm 2022
Năng lượng tái tạo: Cuộc chơi chỉ dành cho nhà đầu tư có năng lựcNăng lượng tái tạo: Cuộc chơi chỉ dành cho nhà đầu tư có năng lực
Phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Tư duy và hành động trong giai đoạn mớiPhát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam: Tư duy và hành động trong giai đoạn mới
Tư duy và hành động phát triển năng lượng tái tạo tại Việt NamTư duy và hành động phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Định hướng chính sách ổn định để phát triển năng lượng tái tạo tại Việt NamĐịnh hướng chính sách ổn định để phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam