Pháp và Iraq tăng cường hợp tác “chiến lược” về năng lượng
![]() |
Vào tối hôm 27/1, theo thông cáo báo chí của các cơ quan Iraq, người đứng đầu chính phủ Iraq đã có cuộc gặp gỡ với đại diện của các tập đoàn sản xuất phương tiện hàng không, gồm có Thales và Dassault của Pháp, cũng như Airbus của châu Âu, để thảo luận về khả năng mua radar, máy bay chiến đấu Rafale hoặc trực thăng quân sự.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2017, ông Macron đã công du hai lần sang Iraq. Tại Hội nghị Hợp tác và Đối thoại Baghdad, ông Macron đã khẳng định sự ủng hộ của Pháp cho quốc gia trọng yếu của vùng Trung Đông này.
Theo một tuyên bố trong tối hôm 27/1, hai vị nguyên thủ quốc gia đã cùng “lên án bất kỳ cuộc tấn công nào có tính xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Iraq”.
Từ đó, theo tuyên bố, người đứng đầu chính phủ Iraq bày tỏ ý muốn “tăng cường hợp tác quốc phòng song phương”. Dù vậy, hiện nay hai bên chưa công bố một cam kết mới nào về vấn đề này.
Trao đổi với AFP, ông Mohamed Chia al-Soudani đặt hy vọng đạt được thỏa thuận với Pháp về “việc đào tạo và phát triển năng lực an ninh của Iraq”, cũng như về “việc mua vũ khí”.
Hai nhà lãnh đạo cũng “mong muốn” cùng nhau “thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Pháp-Iraq lên tầm cao mới”, thông qua lĩnh vực năng lượng và vận tải.
Nhằm thúc đẩy ngành năng lượng của Iraq và cải thiện mạng lưới điện, ông Soudani đang tìm kiếm thêm nhiều đối tác năng lượng. Được biết, hệ thống mạng lưới điện của Iraq đã xuống cấp. Kinh phí bảo trì lưới điện thường xuyên bị biển thủ.
Một lần nữa, Paris và Baghdad “cam kết sẽ hoàn thành những dự án lớn được triển khai. Tiêu biểu là dự án cải tạo mạng lưới điện trong nước Iraq, cải tạo hệ thống điện nối với Jordan, và dự án xây dựng tàu điện ngầm trên cao ở Baghdad. Thêm vào đó, hai bên muốn sử dụng “chuyên môn” của những công ty Pháp như GE Grid France, Schneider Electric và Alstom để thực hiện những dự án trên.
TotalEnergies cũng sẽ tham gia thực hiện dự án phát triển nhiều loại năng lượng thay thế.
Hai vị nguyên thủ cũng cho biết, để đảm bảo thành công cho những dự án này, những cơ quan bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECA) sẽ cung cấp 1 tỷ euro để hỗ trợ cho những hoạt động của các công ty Pháp tại Iraq.
Vào tối hôm 28/1, ông Soudani cũng đã gặp gỡ một phái đoàn từ tập đoàn Alstom để thảo luận về việc xây dựng tàu điện ngầm trên cao ở Baghdad và “tiến độ chậm trễ” của dự án. Hai bên đã đồng ý sớm tổ chức đàm phán ở Baghdad để thống nhất “những chi tiết cuối cùng” và “triển khai” dự án.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
-
Mỹ ra tối hậu thư đe dọa trong tranh chấp năng lượng với Mexico
-
Nhật Bản sẽ dành 30% khoản đầu tư cho năng lượng xanh
-
Tin hoạt động của các công ty năng lượng trong tuần qua (ngày 20-26/3/2023)
-
Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng Nga?
-
Nga - Trung đạt được thỏa thuận về đường ống dẫn khí Power of Siberia 2
-
Iran và Nga mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
- Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/3: Chevron trả giá cao nhất cho quyền khoan ở Vịnh Mexico
- Nga nói chuyển hướng thành công xuất khẩu dầu thô sang các nước thân thiện
- Nga cam đoan duy trì cung cấp khí đốt cho Hungary
- Pháp cải cách thủ tục triển khai điện gió ngoài khơi
- Goldman Sachs không còn kỳ vọng giá dầu đạt mức 100 USD vào năm 2023
- Nhóm nhà đầu tư 11 nghìn tỷ USD kêu gọi các thành viên không tài trợ cho các dự án dầu khí mới
- Trung Quốc lạc quan vào đà phục hồi kinh tế
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 30/3: Giá khí đốt tự nhiên chuẩn của châu Âu tăng liên tiếp
- Iraq bắt đầu đóng các mỏ dầu ở khu vực Kurdistan
- Rosneft ký thỏa thuận tăng cung cấp dầu cho Indian Oil Company
- Nhật-Mỹ ký Hiệp định về trao đổi các vật liệu tối quan trọng và pin điện
-
Trao đổi thương mại Nga-EU hiện giờ ra sao?
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 31/3: Chevron trả giá cao nhất cho quyền khoan ở Vịnh Mexico
-
Nga nói chuyển hướng thành công xuất khẩu dầu thô sang các nước thân thiện
-
Nga cam đoan duy trì cung cấp khí đốt cho Hungary
-
Pháp cải cách thủ tục triển khai điện gió ngoài khơi