Phải tạo ra văn hóa chất lượng trong dạy học trực tuyến
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì cuộc họp |
Trong bối cảnh thế giới ngày càng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức dạy học, góp phần đổi mới phương pháp, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số; đồng thời trước tình hình dịch Covid-19 khiến học sinh, sinh viên không thể đến trường, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã giao các đơn vị chuyên môn dự thảo Thông tư chính thức công nhận phương thức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Hiện nay, dự thảo Thông tư đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ sớm được ban hành.
Đánh giá cao trách nhiệm các thành viên Ban soạn thảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây là Thông tư mới, khó nên đòi hỏi thời gian chuẩn bị lâu, quá trình soạn thảo cẩn trọng. Bộ trưởng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý, rà soát chặt chẽ nhằm đảm bảo tính pháp lý và thiết thực của các quy định.
![]() |
Lưu ý tới các điều kiện để triển khai dạy học trực tuyến, Bộ trưởng yêu cầu cần tiếp tục bổ sung vào kho học liệu số các bài giảng có chất lượng. Cụ thể, mỗi địa phương huy động, khuyến khích giáo viên giỏi thực hiện các bài giảng và số hóa các bài giảng này theo hướng dẫn của Bộ để nhanh chóng có được kho bài giảng điện tử phủ khắp các môn học phổ thông.
Ngoài ra, cần đẩy nhanh kiện toàn sổ học bạ điện tử thống nhất trên toàn quốc. Bộ trưởng cho rằng, khuyến khích nắm bắt thời cơ của giáo dục trực tuyến nhưng cũng phải rất chú trọng tới tính toàn diện, bổ trợ nhưng không thay thế, không lạm dụng, chỉ trong điều kiện bất khả kháng mới áp dụng dạy học trực tuyến toàn phần ở bậc phổ thông.
Để giáo viên có thể bắt nhịp với xu hướng dạy học trực tuyến, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chuyên môn có hướng dẫn cụ thể cho giáo viên, tạo thành cẩm nang chia sẻ chung thống nhất. “Phải làm sao để giáo viên trở thành nhà giáo dục trên mạng chứ không phải nhà công nghệ, đồng thời phải tạo ra văn hóa chất lượng trong dạy học trực tuyến”, Bộ trưởng nêu rõ.
Đối với học sinh, Bộ trưởng lưu ý, cần nâng cao nhận thức của học sinh đối với việc học trực tuyến, trong đó chú trọng bảo đảm an toàn cho học sinh trên môi trường mạng. Riêng ở những cấp học, lớp học được coi là “còn lúng túng” trong triển khai dạy trực tuyến như cấp mầm non, hay lớp 1, lớp 2, Bộ trưởng đề nghị cần có hướng dẫn cho giáo viên, học sinh và phụ huynh để tham gia phối hợp thực hiện.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, dạy học trực tuyến phải được hiểu là phương thức mở rộng, hỗ trợ cho dạy học trực tiếp và tạo điều kiện để cá thể hóa hoạt động giáo dục. Vì vậy, đây không phải hoạt động nhất thời thực hiện khi có dịch bệnh mà sẽ còn trải rộng và có lộ trình triển khai, phù hợp với từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các điều kiện đảm bảo chất lượng.
Thông tư Quy định quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ có 3 mức độ áp dụng hình thức dạy học trực tuyến là: Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp; Dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp; Dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp.
N.H
-
Rủi ro khi học sinh nghỉ học lớn hơn rất nhiều khi đến trường
-
Khẩn trương, cương quyết, chu đáo đưa học sinh quay trở lại trường học
-
Nhiều trường ở Phú Thọ chuyển dạy trực tuyến sau vài ngày học trực tiếp
-
Thêm nhiều địa phương sắp cho học sinh trở lại trường học trực tiếp
-
Linh hoạt tổ chức dạy học ứng phó với dịch Covid-19
-
EVNHCMC cung cấp điện liên tục, ổn định phục vụ dạy và học trực tuyến
- Tôn vinh 2 nữ giáo sư đạt Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021
- Hà Nội tăng hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào các trung tâm giáo dục thường xuyên
- Hà Nội: 103 trường THPT ngoài công lập áp dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ
- Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022
- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao
- Lọc ảo chung: Công bằng với thí sinh, minh bạch với xã hội
- Học sinh Hà Nội đạt giải Nhất cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51
- Học sinh không được thay đổi nguyện vọng vào lớp 10 sau khi đã đăng ký
- Gần 689 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022
- Hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia “Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2022”
- Việt Nam tăng 6 bậc trong xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục
- Hà Nội: Nhiều trường THPT công lập tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10
-
Tôn vinh 2 nữ giáo sư đạt Giải thưởng Kovalevskaia năm 2021
-
Hà Nội tăng hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào các trung tâm giáo dục thường xuyên
-
Hà Nội: 103 trường THPT ngoài công lập áp dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ
-
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực trình độ cao

Tại sao lò vi sóng nấu thức ăn nhanh hơn lò nướng?
- Tử vi ngày 17/5/2022: Tuổi Mão tiểu nhân cản trở, tuổi Mùi thu lợi về tay
- Tử vi ngày 17/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Song Tử hạnh phúc, Nhân Mã mâu thuẫn
- Ăn hạt thấy vị này cần bỏ ngay nếu không muốn bị ung thư
- Tử vi tuần mới 16/5 - 22/5: Tuổi Sửu chuyện xấu dồn dập, tuổi Ngọ khởi sắc rực rỡ
- Tử vi ngày 16/5/2022: Tuổi Tý may mắn tài lộc, tuổi Hợi đẩy mình vào khó
- Tử vi ngày 16/5/2022 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải kỹ tính, Thiên Bình nên khiêm tốn
- Tử vi tuần mới 16/5 - 22/5 của 12 cung hoàng đạo: Bọ Cạp kiểm soát chi tiêu, Ma Kết không nên quá tính toán
- Tử vi ngày 15/5/2022: Tuổi Dần đào hoa quá vượng, tuổi Tỵ có nhiều đột phá