PGS.TS Trần Đình Thiên: Cổ phần hóa DNNN chưa gắn với giảm sở hữu Nhà nước

18:04 | 23/09/2019

637 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Từ năm 2016, số tiền thu về từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt trên 177.000 tỷ đồng nhưng việc hoàn thành chỉ tiêu số lượng cổ phần hóa lại không đi kèm với việc tạo ra cơ cấu hợp lý về sở hữu cho doanh nghiệp.    
pgsts tran dinh thien co phan hoa dnnn chua gan voi giam so huu nha nuoc29 doanh nghiệp có vốn nhà nước chưa chuyển giao 630 tỷ đồng cho SCIC
pgsts tran dinh thien co phan hoa dnnn chua gan voi giam so huu nha nuocCổ phần hoá ông lớn Nhà nước: "Ta" chỉ nhắm đất vàng, "Tây" thường soi hiệu quả
pgsts tran dinh thien co phan hoa dnnn chua gan voi giam so huu nha nuocCổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: “Không ồ ạt mà nên khôn ngoan”

Đây là thông tin được nhận định tại Hội thảo Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đến năm 2030 và kế hoạch 2021-2025 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng nay (23/9).

pgsts tran dinh thien co phan hoa dnnn chua gan voi giam so huu nha nuoc
Cổ phần hóa DNNN chưa gắn với giảm sở hữu Nhà nước

Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách và phát triển doanh nghiệp CIEM đánh giá, nhìn lại kết quả cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011- 2020 dựa trên đánh giá mục tiêu đề ra và kết quả thực hiện, một kết quả tích cực cho thấy là tiến độ chuyển DNNN thành doanh nghiệp đa sở hữu với mục tiêu khoảng 750 doanh nghiệp trong giai đoạn 2011-2020, ước tính sẽ thực hiện được.

Theo ông Trung, đa số doanh nghiệp sau cổ phần hóa có chỉ số tài chính tốt hơn. Pháp luật cổ phần hóa dù có vướng mắc về xử lý đất đai nhưng đã đạt mục tiêu công khai, minh bạch hơn.

Tính từ năm 2016 tới tháng 6 năm nay, nhờ hoạt động trên, các doanh nghiệp đã nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trên 177.000 tỷ đồng. Số tiền mà quỹ trên chuyển về NSNN đạt 185.000 tỷ đồng, tương đương 74% kế hoạch giao theo Nghị quyết Quốc hội cho giai đoạn 2016-2020.

Tuy nhiên, ông Trung cho rằng mục tiêu thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư xã hội lại khó đạt mục tiêu. Kết quả IPO giai đoạn 2011-2016 cho thấy, Nhà nước vẫn nắm tới 81,1% vốn điều lệ tại các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, trong khi mục tiêu đề ra là 65%. Trong khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược, cổ đông ngoài hay người lao động đều không đạt kế hoạch đề ra. Vốn nhà nước vẫn chiếm đa số nên mục tiêu để DNNN có cơ cấu hợp lý vẫn chưa đạt được.

Đánh giá về kết quả cơ cấu lại qua cổ phần hóa, PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng CIEM, cho rằng việc cổ phần hóa chưa gắn với giảm sở hữu Nhà nước, thực chất mới là "động tác giả" để hoàn thành mục tiêu đề ra mà chưa thực chất phân bổ nguồn lực. Khi doanh nghiệp chưa thực sự đa sở hữu sẽ không thể thay đổi quản trị, tạo ra một thị trường bình thường.

Với quan điểm khác, chuyên gia kinh tế Nguyễn Ngọc Anh cũng nhấn mạnh thêm rằng từng doanh nghiệp cần có lời giải cho vấn đề cổ phần hóa. "Thoái vốn, cổ phần hóa không phải là biện pháp duy nhất. Cách bán hết cổ phần, đập đi xây lại không giải quyết được mọi vấn đề. Điều quan trọng là phải xác định mục đích khi bán vốn cổ phần".

Vị chuyên gia kinh tế này cũng cho biết ở nhiều quốc gia, các doanh nghiệp rượu bia được giữ lại vì là ngành kinh doanh sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cổ phần hóa, vì vậy theo ông Ngọc Anh, không phải lấy một viên thuốc thần kỳ mọi doanh nghiệp uống cùng.

PV