[PetroTimesMedia] Chủ tịch Quốc hội lo bất cập khi hợp đồng dầu khí nhiều cấp phê duyệt
Chủ tịch Quốc hội VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: “Yêu cầu của việc phê duyệt này phải rõ ràng, rành mạch về thẩm quyền. Tôi thấy phương án một chưa rõ được cái này. Một việc hai chủ thể phê duyệt. Thủ tướng đã phê duyệt khung rồi Bộ công thương lại phê duyệt bước thứ hai. Sau này có chuyện gì ai sẽ chịu trách nhiệm? Một việc chỉ giao cho một người thôi. Thành hai bước phê duyệt, không biết cải cách hành chính đúng không nhưng vấn đề bị kéo dài. Đã Thủ tướng là Thủ tướng duyệt, đã phân cấp thì phân cấp đúng cho người chịu trách nhiệm.
Các thành viên uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng cho rằng: Quy định phân cấp phê duyệt hợp đồng dầu khí cần phải được Chính phủ thống nhất phương án trước khi trình Quốc hội xem xét.
Phó Chủ tịch Quốc hội NGUYỄN KHẮC ĐỊNH: “Phân cấp phê duyệt hợp đồng dầu khí: Ủy Ban kinh tế phải thống nhất ý kiến thứ nhất, Chính phủ phải trình ý kiến thứ hai. hôm nay trong báo cáo này, chưa rõ chính phủ có thay đổi ý kiến không. Tôi cho rằng những vấn đề thế này trước khi trình Quốc hội nên gửi dự thảo trình Chính phủ”.
Giải trình vấn đề này, phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Bộ Công thương khẳng định: Hợp đồng dầu khí là thỏa thuận pháp lý giữa Nhà nước và nhà thầu dầu khí trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò tài nguyên dầu khí Quốc gia. Vì thế, chức năng phê duyệt hợp đồng dầu khí thuộc Thủ tướng Chính phủ là hợp lý.
Ông LÊ MẠNH HÙNG - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: “Tập đoàn Dầu khí cho rằng, hợp đồng dầu khí là mối quan hệ nhà nước và nhà thầu dầu khí. Chính vì thế trước khi Tập đoàn Dầu khí được kí kết và quản lý hợp đồng phải được cơ quan quản lý nhà Nước phê duyệt. Tập đoàn đề nghị trong luật quy định rõ trình tự thủ tục phê duyệt hợp đồng dầu khí và nội dung hợp đồng dầu khí phải được phê duyệt. Với gợi ý của Chủ tịch Quốc hội, chúng tôi thống nhất thẩm quyền phê duyệt và thủ tục phê duyệt ngắn gọn để có thể tập đoàn dễ thực hiện phê duyệt và quản lý hợp đồng."
Ông NGUYỄN HỒNG DIÊN - Bộ trưởng Bộ Công Thương:“Hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác tài nguyên dầu khí quốc gia, có tính chất dài hạn, có thể kéo dài 20-30 năm, có nhiều nội dung đặc thù có liên quan đến quốc phòng, an ninh, chủ quyền, mặt biển... Vì vậy, cần thiết quy định Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí."
Kết luận nội dung này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ đánh giá kỹ cơ sở pháp lý cũng như tác động của 2 phương án. Đồng thời, xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại hội nghị ĐBQH chuyên trách về vấn đề này. Yêu cầu, thẩm quyền hợp đồng dầu khí phải đảm bảo việc phân cấp rõ ràng, làm rõ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương theo ý kiến của Chủ tịch Quốc hội.
Theo Truyền hình Quốc Hội
-
Tranh luận doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước không phải đấu thầu
-
[PetroTimesMedia] Luật Dầu khí sửa đổi sẽ tạo điều kiện để ngành dầu khí phát triển ổn định, bền vững
-
[PetroTimesMedia] Hội Dầu khí Việt Nam góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí 2022
-
[PetroTimesMedia] Nghị định quy định chi tiết Luật Dầu khí năm 2022 phải thiết thực, đảm bảo tính thống nhất và hiệu lực thực thi
-
[VIDEO] PVFCCo - Phú Mỹ tăng vốn điều lệ, đầu tư mạnh mẽ để phát triển
-
[VIDEO] Người lao động Petrovietnam nêu cao tinh thần sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
-
[VIDEO] Chuỗi hoạt động ý nghĩa trước thềm Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2025
-
[Infographic] Mỏ Tiền Hải C - Mốc son trong hành trình phát triển của Petrovietnam
-
[VIDEO] 44 năm dòng khí công nghiệp đầu tiên được khai thác tại Giếng khoan 61 (GK-61) mỏ Tiền Hải C