OPEC và Nga: Liên minh giải cứu thế giới dầu lửa

16:40 | 13/03/2019

378 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Đó là một liên minh đã được kiểm chứng: cùng với nhau, Nga và OPEC đã tìm cách giành lại quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ bị khủng hoảng.

Kết quả trên đủ để thuyết phục họ tiếp tục phối hợp 2 năm sau khi thành lập liên minh.

Đã xa rồi cái thời Moscow và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dẫn đầu là Arập Saudi, đổ lỗi cho nhau về sự sụp đổ của giá dầu, phá hoại nền kinh tế của họ.

opec va nga lien minh giai cuu the gioi dau lua
Tổng thống Nga và Thái tử Arập Saudi

Sau khi đã đồng ý vào cuối năm 2016 để giới hạn sản lượng của họ (chiếm một nửa tổng sản lượng của thế giới), các thành viên của liên minh không chính thức này có tên là "OPEC +" gặp nhau thường xuyên mà không có nhiều bất đồng.

Vào ngày 18/3 tới, đại diện các bên sẽ gặp lại nhau trong bầu không khí thân thiện tại một khách sạn ở Baku (Azerbaijan) để xem xét các biện pháp cắt giảm sản lượng của họ, có hiệu lực cho đến tháng 6/2019, và có thể đề xuất gia hạn, để chuẩn bị cho cuộc họp chính thức sắp tới tại Vienna (Áo).

Họ cũng sẽ thảo luận về hợp thức hóa liên minh, điều này đã mang lại cho OPEC sự tỏa sáng khi dường như đang mất đà và đảm bảo một ảnh hưởng mới đối với Nga, trọng tài của thị trường dầu mỏ.

Hiệp ước được ký kết OPEC và hàng chục quốc gia không phải thành viên, bao gồm Nga, chưa có gì rõ ràng, sau nhiều năm chạy đua giành thị phần của nhau dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung.

"OPEC đã không còn chức năng điều tiết thị trường dầu mỏ như trước", Ruslan Tankaïev chuyên gia tại Liên hiệp các nhà sản xuất dầu của Nga, nói. "Cơ hội duy nhất của OPEC để lấy lại khả năng điều tiết thị trường dầu mỏ toàn cầu là mở rộng đáng kể liên minh".

Về phần mình, Francis Perrin, giám đốc nghiên cứu tại IRIS, nói rằng mối quan hệ giữa Nga và OPEC đã "không luôn luôn dễ dàng. OPEC coi Nga như một vị khách bí mật, người đã tận dụng sự hợp tác này để thu lợi. Nhưng việc kéo dài hơn hai năm liên minh này là một thành công thực sự".

Với Nga và các đồng minh khác, OPEC+ đại diện cho một lực lượng tấn công có thể giữ giá dầu ở mức đủ để đảm bảo nguồn thu ngân sách nhưng lại không kéo theo sự bùng nổ các giàn khoan tại Hoa Kỳ.

"Thị phần của OPEC sẽ giảm trong 20-30 năm tới, người Arập Saudi nhận thức được điều này. Trước đối thủ Mỹ nặng ký, Moscow và Ryad có mọi quan tâm trong việc đồng ý ít nhất là giữ giá dầu ở khoảng 60 - 70 đôla, điều này làm cho một số dự án của Mỹ trở nên lỗi thời”, ông Igor Delanoe, phó giám đốc Đài thiên văn Pháp-Nga nói. "Ngoài ra, Arập Saudi và Nga đều có một chương trình nghị sự trong nước đòi hỏi phải có nguồn tài trợ đáng kể”.

Nếu OPEC, và đầu tiên và quan trọng nhất là Arập Saudi, đã bày tỏ rõ ràng mong muốn hợp tác với nhau trong một thời gian dài hơn, Nga dường như đạt được mong muốn. Tuy nhiên, người Nga biết những gì họ nợ liên minh này: giá dầu giảm do liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây áp dụng từ sáp nhập Crimea - gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế Nga sâu sắc trong năm 2015-2016.

Vị thế là một người đối thoại đặc quyền của OPEC cũng cho phép Nga khẳng định mình trên lĩnh vực năng lượng so với Hoa Kỳ, trong khi vẫn đóng vai trò trung gian giữa các quốc gia khác.

" Trong liên minh, chỉ có một quốc gia có quan hệ thân thiện với mọi người", ông Rouslan Tankayev nói, đồng thời nhấn mạnh mối quan hệ căng thẳng giữa Iran và Arập Saudi và giữa Venezuela và Arập Saudi.

Tại hội nghị tháng 12/2018, OPEC suýt chút nữa thì không đạt được thỏa thuận vì căng thẳng giữa Riyadh và Tehran. Các nhà quan sát thị trường đã nhấn mạnh vai trò của Bộ trưởng Bộ năng lượng Nga Alexander Novak, để có được một sự đồng thuận vào phút chót.

Nhưng đối với Nga, không có chuyện trở thành thành viên chính thức của OPEC.

"Nga đã luôn luôn muốn giữ một khoảng cách với OPEC, phân biệt giữa hợp tác và hội nhập", Francis Perrin nhấn mạnh. “Việc phải giao mức sản xuất dầu mỏ quốc gia cho OPEC điều tiết là điều rất khó chịu", đặc biệt là vì Nga có hàng chục công ty dầu khí.

opec va nga lien minh giai cuu the gioi dau luaDự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc năm 2019
opec va nga lien minh giai cuu the gioi dau luaMỹ xem xét điều luật chống OPEC
opec va nga lien minh giai cuu the gioi dau luaOPEC+ sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu
opec va nga lien minh giai cuu the gioi dau luaArập Xê út và Nga tăng cường củng cố khối OPEC+

Nh.Thạch

AFP