Ông Tú 'đáng mặt đàn ông' - GĐ Sở Công Thương HN nên học tập!

10:26 | 06/07/2016

2,951 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Ông Tú đã xin lỗi một cách cầu thị, sòng phẳng, đáng mặt đàn ông. Người dân Thủ đô chờ cử chỉ tương tự của Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng.

Cách đây vài ngày, báo điện tử PetroTimes đã có bài viết “Phải sa thải ngay quan chức thiếu văn hóa” nhận được sự đồng tình của đông đảo bạn đọc. Nhiều độc giả cũng kêu gọi Chủ tịch Hà Nội mạnh tay sa thải các cán bộ này để tránh làm xấu bộ mặt của công chức thủ đô.

Ngày 4/7, ông Trần Anh Tú  - Phó tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã đến tận Báo Tiền Phong để đưa ra lời xin lỗi với phóng viên Sỹ Lực và tòa soạn báo.

"Tôi thành thật xin lỗi vì những lời nói không đúng của mình đã gây ảnh hưởng đến cá nhân nhà báo, đến những người làm báo và gây ra những dư luận xấu, ảnh hưởng đến hình ảnh cán bộ công chức thủ đô. Bằng văn bản này, cho phép tôi được gửi lời xin lỗi thành tâm nhất tới phóng viên Sỹ Lực, tới tập thể báo Tiền Phong và tới bạn đọc.

Những ngày qua, tôi thật sự day dứt, khổ tâm. Tôi nhận thức rất rõ rằng, sự việc vừa qua là bài học sâu sắc mà tôi không được phép quên, trong việc ứng xử, trao đổi không chỉ ở góc độ công việc mà còn cả trong mọi mặt cuộc sống. Kính mong quý báo Tiền Phong tiếp nhận lời xin lỗi thành tâm nhất của cá nhân tôi. Rất mong được phóng viên Sỹ Lực, báo Tiền Phong và bạn đọc thứ lỗi, cảm thông và chia sẻ", ông Tú viết.

Trước thái độ cầu thị của ông Tú, báo Tiền Phong đã chấp nhận lời xin lỗi của ông Tú để ông này có cơ hội sửa sai, đồng thời, thể hiện tính nhân văn của những người làm báo.

ong tu dang mat dan ong gd so cong thuong hn nen hoc tap
Ông Trần Anh Tú (bên trái) và ông Lê Hồng Thăng.

Napoleon đã từng nói: "Người thông minh nhất là người sửa chữa sai lầm của mình một cách nhanh nhất”.

Và cách ông Tú chọn: Đến thẳng tòa soạn xin lỗi phóng viên và tờ báo. Đây là cách nhanh nhất, thẳng nhất nhưng không phải là dễ nhất.

Bởi lẽ, nhiều người không vượt qua được cái tôi cá nhân để hạ mình xin lỗi người khác. Nhất là khi mình là “quan”. Nhưng rõ ràng, lời xin lỗi lại không hạ ông Tú xuống thấp mà lại đang nâng ông lên.

Không chỉ may cho ông Tú mà hành động của ông còn “rửa mặt” cho cả giới công chức Thủ đô và cho cả làng báo.

Quan chức thì chửi phóng viên xa xả, phóng viên lại lên báo chửi lại cũng “tưng bừng” không kém. Chẳng ai chịu nhận sai, chẳng ai chịu thua ai.

Vậy nên, hành động cầu thị của ông Tú đã cứu cả bàn cờ.

Việc quan chức Thủ đô liên tiếp có hành vi thô lỗ với phóng viên, đã phản ánh thực trạng “làm quan” khá nghiệp dư trong bộ máy chính quyền Thủ đô. Nhiều người lại có tư duy chức vụ là cái ghế để ngồi cho oai, đúng nghĩa gốc của từ “làm quan” kiểu phong kiến khi xưa, là người khác phải nể sợ, phải quỵ lụy…

Họ chưa xem làm chính trị, làm quan là một nghề. Mà đã nghề thì phải ngày càng chuyên nghiệp. Vậy nên mới nói làm quan chức kiểu này còn “quê” và “nghiệp dư” lắm.

Ông Tú đã nói năng thô lỗ, không ai bênh vực cho ông. Nhưng khi ông đứng ra xin lỗi một cách cầu thị, sòng phẳng thì rõ ràng rất đáng mặt đàn ông. Đây là điều ông Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng cần phải học tập.

ong tu dang mat dan ong gd so cong thuong hn nen hoc tap

Cần sa thải ngay quan chức mà vô văn hóa!

Chỉ trong tháng kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, dư luận và báo chí chịu 2 cú sốc liên tiếp khi các quan chức liên tiếp ăn nói lỗ mãng như chưa từng có văn hóa.

L.T