Ông Putin nêu lý do thương lượng với Ukraine bất thành
Trong cuộc điện đàm ngày 2/12 với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích động thái của phương Tây khi "bơm" vũ khí cho Ukraine, gọi đây là "chính sách có tính phá hoại".
![]() |
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass). |
"Sự chú ý dồn đến chính sách phá hoại đang được các nước phương Tây theo đuổi, bao gồm cả Đức- những bên đang cung cấp vũ khí cho chế độ Kiev và huấn luyện quân đội Ukraine. Vì lẽ đó, và cũng vì chính sách của phương Tây nhằm hỗ trợ tài chính toàn diện cho Ukraine, Kiev thẳng thừng bác bỏ ý tưởng đàm phán", ông Putin nói.
"Tổng thống Nga kêu gọi Đức xem xét lại cách tiếp cận với các diễn biến ở Ukraine", thông báo của điện Kremlin cho biết.
Trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo của Nga và Đức đã thảo luận về các khía cạnh khác nhau liên quan tới tình hình Ukraine. "Ông Putin một lần nữa giải thích chi tiết về cách tiếp cận của Nga trong việc tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt", điện Kremlin cho biết.
Ông Putin cũng nhấn mạnh, các cuộc tập kích tên lửa của Nga nhằm vào Ukraine là đòn đáp trả bắt buộc liên quan tới cáo buộc Kiev tấn công vào cơ sở hạ tầng của Moscow, bao gồm cây cầu nối liền Nga và bán đảo Crimea.
Trước đó, Kiev nói rằng, các cuộc đàm phán chỉ có thể xảy ra nếu Nga dừng tấn công lãnh thổ Ukraine và rút quân khỏi Ukraine.
Sau khi Nga sáp nhập các lãnh thổ ly khai Ukraine vào tháng 9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, các cuộc đàm phán sẽ không thể diễn ra chừng nào ông Putin còn tại vị. Mặc dù vậy, Ukraine đã không nhấn mạnh lại điều kiện này trong những tuần gần đây.
Cuộc điện đàm giữa 2 lãnh đạo Nga- Đức diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron ở Nhà Trắng. Ông Biden nói rằng, ông sẵn sàng đàm phán với ông Putin nếu ông chủ điện Kremlin thể hiện mong muốn khép lại chiến sự.
Nga sau đó tuyên bố họ muốn giải pháp thương lượng và ông Putin luôn cởi mở với phương án đàm phán. Tuy nhiên, Moscow cho rằng, nỗ lực này bị ảnh hưởng vì Mỹ từ chối công nhận các lãnh thổ mới sáp nhập của Nga.
Theo Dân trí
![]() |
![]() |
-
Hội nghị thượng đỉnh EU - Ukraine gửi "tín hiệu mạnh mẽ" đến Nga
-
Bên trong nhà xưởng bí mật ở Ba Lan giúp Ukraine hồi sinh vũ khí
-
Ukraine thừa nhận tiền tuyến rất khó khăn, kêu gọi tăng tốc viện trợ
-
Thủ tướng Scholz nêu chính sách tiếp cận 3 mũi nhọn của Đức về Ukraine
-
NATO sẵn sàng cho kịch bản đối đầu trực tiếp với Nga
-
Ukraine cảnh báo về chiến thuật "đánh cắp" thông tin tình báo của Nga
- Iran giúp Venezuela đại tu tổ hợp nhà máy lọc dầu lớn nhất
- Lệnh cấm vận dầu Nga của phương Tây đang ‘đuối sức’?
- Tiền của châu Âu không đủ "xoa dịu" thị trường năng lượng, khủng hoảng kéo dài đến bao giờ?
- Xăng dầu của Nga chính thức bị áp giá trần
- Ai Cập chính thức lên tiếng về tin đồn bán Kênh đào Suez theo hợp đồng 99 năm
- "Khủng bố sushi" gây hoang mang ở Nhật Bản
- Mỹ và Trung Quốc, 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới, ra sao trong năm 2023?
- Điện Kremlin cảnh báo nguy cơ đằng sau lệnh cấm vận của EU
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 30/1 - 4/2
- Bức tranh kinh doanh ảm đạm của các gã khổng lồ công nghệ
- Khủng hoảng đẩy Nhật Bản vào tình trạng nguy hiểm về an ninh năng lượng
- Bản tin Năng lượng xanh: Pháp, Đức thử thách các khoản trợ cấp xanh của Mỹ và kế hoạch của EU
-
Iran giúp Venezuela đại tu tổ hợp nhà máy lọc dầu lớn nhất
-
Lệnh cấm vận dầu Nga của phương Tây đang ‘đuối sức’?
-
Tiền của châu Âu không đủ "xoa dịu" thị trường năng lượng, khủng hoảng kéo dài đến bao giờ?
-
Xăng dầu của Nga chính thức bị áp giá trần
-
Ai Cập chính thức lên tiếng về tin đồn bán Kênh đào Suez theo hợp đồng 99 năm