Nord Stream 2: Mỹ có nguy cơ “bị xem là một quốc gia thù địch thật sự” ở châu Âu
![]() |
Trong khi Quốc hội Mỹ chuẩn bị bỏ phiếu về một loạt các biện pháp trừng phạt thứ hai để ngăn chặn việc hoàn thành dự án Nord Stream 2, Nicolas Mazzucchi, chuyên gia nghiên cứu tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) đã giải thích trong một cuộc phỏng vấn với báo Marianne về hậu quả của chiến lực này đối với Mỹ.
Theo ông, nỗ lực cô lập Nga theo cách này là một ý tưởng thất bại bởi vì, “nếu người châu Âu cần khí đốt của Nga, họ sẽ được cung cấp thông qua các đường ống hiện có, ngay cả khi không có dự án Nord Stream 2”.
“Nếu Washington phong toả Nord Stream 2, chẳng có gì đảm bảo rằng điều đó có lợi cho khí thiên nhiên hoá lỏng của Mỹ. Mặt khác, một rủi ro đó là một số quốc gia châu Âu sẽ bắt đầu xem Mỹ là một quốc gia thù địch thật sự”, Nicolas Mazzucchi cho biết.
Theo Nicolas Mazzucchi, môi trường quốc tế hiện không thuận lợi cho Mỹ xét về mặt cuộc cạnh tranh chiến lược tổng thể của họ với Trung Quốc.
“Nếu ý định của Mỹ là ngăn chặn Nga đặt ống thì thực sự Châu Âu đã bị hình sự hoá”, Mazzucchi nói.
Ngày 4/6, các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra một dự luật mới nhằm trừng phạt tất cả các công ty cung cấp chứng nhận, bảo hiểm và các cơ sở cảng cho dự án Nord Stream 2.
Washington đã áp dụng các biện pháp trừng phạt vào tháng 12 năm ngoái, yêu cầu các công ty liên quan đến việc đặt ống ở biển Baltic dừng công việc. Công ty Allseas của Thụy Sĩ đã ngay lập tức thu hồi tàu rải ống của mình.
Đáp lại dự luật mới này, Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh rằng các biện pháp này không tương ứng với “sự hiểu biết của chúng tôi về luật” và đã đi ngược lại các cuộc thảo luận đang diễn ra. Khi tố cáo “các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ” của Mỹ, bà Merkel kêu gọi các bên cần hoàn thành dự án xây dựng. Bên cạnh đó, chính phủ Đức cũng đang xem xét biện pháp đáp trả kinh tế trong trường hợp Mỹ kiên trì tiến hành biện pháp trừng phạt đường ống Nord Stream 2, theo Bloomberg.
Nh.Thạch
AFP
-
Vì sao Iran chưa thể có quan hệ “sống chết có nhau” với Nga và Trung Quốc?
-
Đầu tư toàn cầu vào thăm dò dầu khí giảm lần đầu tiên trong 5 năm qua
-
Mỹ thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ
-
Mỹ đối mặt “bài toán điện” giữa cơn sốt AI và tham vọng thống trị năng lượng
-
Ngành năng lượng toàn cầu đứng trước yêu cầu chuyển đổi cấp bách
-
Thủ tướng gặp các tập đoàn hàng đầu Brazil nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế
-
Việt Nam sẽ tham gia Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng với trách nhiệm cao nhất
-
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 16 luật, pháp lệnh mới được thông qua
-
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump điện đàm
-
[VIDEO] Tổng Bí thư Tô Lâm: Chính quyền phải đổi mới tư duy, cách làm và tác phong phục vụ nhân dân