Nigeria triệt phá 36 địa điểm lọc dầu bất hợp pháp ở đồng bằng sông Niger

20:37 | 04/08/2023

143 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Lực lượng quân đội Nigeria đã phá hủy 36 địa điểm lọc dầu bất hợp pháp và bắt giữ 22 kẻ tình nghi trộm dầu ở đồng bằng sông Niger trong cuộc trấn áp buôn bán dầu bất hợp pháp mới nhất của đất nước.
Góc nhìn của Mỹ với giá trần dầu NgaGóc nhìn của Mỹ với giá trần dầu Nga
Nigeria sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu khi giá xăng dầu tăngNigeria sử dụng khí tự nhiên làm nhiên liệu khi giá xăng dầu tăng
Nigeria triệt phá 36 địa điểm lọc dầu bất hợp pháp ở đồng bằng sông Niger
Ảnh minh họa

Một phát ngôn viên của Bộ Chỉ huy quân sự nói với giới truyền thông địa phương rằng lần triệt phá này đã thu hồi 310.700 lít dâu thô, 14.675 lít xăng dầu ô tô, 49.000 lít dầu hỏa và vũ khí các loại.

“Vào ngày 24/7, binh lính đã chặn và phá hủy một chiếc thuyền gỗ chở 1.000 lít dầu thô bị nghi là đánh cắp tại Cộng đồng Wellhead Cluster Opukushi ở khu vực chính quyền địa phương Ekeremor của bang Bayelsa”, người phát ngôn nói với Guardian.

Năm ngoái, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Dầu khí Quốc gia Nigeria (NNPC Group) Melee Kyari tiết lộ Nigeria đang mất gần như toàn bộ sản lượng dầu tại trung tâm dầu mỏ Bonny.

Bonny Light là loại dầu thô ngọt nhẹ được khai thác tại Nigeria và là chuẩn dầu thô quan trọng cho tất cả sản lượng dầu thô của Tây Phi. Bonny Light cho ra sản lượng xăng đặc biệt tốt, khiến nó trở thành loại dầu thô phổ biến đối với các nhà máy lọc dầu của Mỹ, đặc biệt là ở Bờ Đông Mỹ. Mặc dù các con số thường chỉ là ước tính, nhưng NNPC và Bộ Dầu mỏ đã có nhiều cách khác nhau để đưa ra tổng số lượng bị đánh cắp vào khoảng từ 200.000 - 400.000 thùng/ngày.

Nigeria đã khai thác được 1,184 triệu thùng/ngày trong tháng 5, trở thành nhà khai thác lớn nhất châu Phi, vượt qua Libya (1,158 triệu thùng/ngày), Angola (1,111 triệu thùng/ngày) và Algeria (962.000 thùng/ngày).

Tuy nhiên, nạn trộm cắp dầu tràn lan không chỉ giới hạn ở quốc gia Tây Phi này. Buôn lậu dầu đã trở thành một vấn nạn đặc biệt ở nhiều quốc gia đang phát triển, khi các nhóm vũ trang hút dầu để bán lại. Buôn lậu dầu gây thiệt hại cho Libya ước tính 750 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% GDP của nước này. Mustafa Sanalla - người đứng đầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia của nước này, đã kêu gọi sứ mệnh hải quân EU giúp ngăn chặn buôn lậu dầu bằng cách bắt giữ các tàu chở dầu trái phép ở Địa Trung Hải và kêu gọi Libya cải cách các khoản trợ cấp lớn cho phép bán nhiên liệu với giá chỉ 2-3 cent mỗi lít.

Yến Anh

OilPrice