Những "chiến sĩ bốn chân" của cảnh sát cơ động

06:15 | 14/04/2024

1,334 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
(PetroTimes) - Tháng 4/2024, lực lượng Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) sẽ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống. Ít ai biết rằng, trong lực lượng này, có những “chiến sĩ bốn chân” hết sức thông minh, gan dạ - đã đóng góp không nhỏ trong việc đấu tranh, trấn áp, phòng ngừa tội phạm. Những “chiến sĩ” này thuộc biên chế của Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ Bộ Tư lệnh CSCĐ.
Những
Đại úy Hà Thu Trang và chó nghiệp vụ Ben. Trang chia sẻ, cô và Ben gắn bó với nhau như một mối lương duyên. Cả hai đã cùng nhau tập luyện, vui đùa. Năm 2018, Ben qua đời vì bạo bệnh để lại sự tiếc nuối khôn nguôn cho nữ đại úy

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau; Trung tâm Huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ luôn phát huy truyền thống vẻ vang, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, tuy có nhiều thăng trầm nhưng vượt lên đó là tinh thần dũng cảm, mưu trí của cán bộ chiến sĩ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; góp phần xứng đáng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Trong quá trình hoạt động, đơn vị đã tham gia bảo vệ an ninh tại các cơ sở trọng yếu về chính trị, kinh tế, an ninh, khoa học kỹ thuật, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày lễ lớn của dân tộc; phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác tham gia các chuyên án lớn về ma túy, hình sự; tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả lũ lụt, thiên tai...; thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự góp phần giữ gìn cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

Những
Trong giáo trình huấn luyện, các chú chó nghiệp phải thực hiện rất nhiều động tác như trườn, bò, nằm ngồi… Điều này là rất cần thiết để thiết lập tính kỷ luật cho chó nghiệp vụ

Một trong những vụ án lớn ghi dấu chiến công của các chú chó nghiệp vụ được đào tạo tại trung tâm là tham gia điều tra vụ sát hại nữ nghệ sĩ Thanh Nga năm 1978. Đây là một trong những chuyên án điển hình trong lịch sử lực lượng Công an nhân dân. Để phục vụ công tác phá án, lãnh đạo Bộ Công an (khi đó là Bộ Nội vụ) đã quyết định đưa chó nghiệp vụ từ miền Bắc vào để giám định nguồn hơi. Nhận sự điều động của Cục Hình sự, Thượng úy Trần Văn Thảo - Đội trưởng cùng 2 cán bộ huấn luyện là Nguyễn Văn Bổng, Nguyễn Văn Hoan và hai chú chó nghiệp vụ là Chi Na, Da Rich vào TP Hồ Chí Minh làm nhiệm vụ.

Những
Hầu hết chó nghiệp vụ là chó đực do sức khỏe vượt trội và khả năng khứu giác được bảo đảm hơn chó cái. Nhưng do chó đực có tính hung hãn hơn nhiều so với chó cái nên trong phần lớn quá trình huấn luyện, chó sẽ được đeo rọ mõm để bảo đảm an toàn cho huấn luyện viên cũng như chính các chú chó

Sáng ngày 21/12/1978, đồng chí Hoan cùng chú chó Chi Na đã tiến hành giám định nguồn hơi từ tang vật thu giữ so sánh với nguồn hơi của các nghi phạm. Từ kết quả giám định nguồn hơi của Chi Na, ban chuyên án đã có cơ sở để đi xác định chính xác nghi can, từ đó bắt giữ được thủ phạm Nguyễn Thanh Tân cùng các đồng phạm.

Những
Nhắc đến chó nghiệp vụ nhiều người nghĩ ngay đến giống chó Berger Đức (chó chăn cừu Đức) vì sức mạnh cũng như sự thông minh của chúng. Tuy nhiên ngày nay, giống Malinois (Berger Bỉ) cũng được lực lượng an ninh trên thế giới sử dụng nhiều nhờ sức bền, vóc dáng thon gọn, khả năng thích nghi môi trường cao

Bên cạnh đó, lực lượng chó nghiệp vụ còn tham gia rất nhiều vụ án, chuyên án lớn nhỏ khác như chuyên án 279LL (bóc dỡ đường dây buôn bán vận chuyển ma túy khủng từ Lào về Việt Nam), tham gia công tác kiểm tra kiểm soát khi nhà máy Nhà máy Lọc dầu Dung Quất tổ chức bảo dưỡng tổng thể năm 2017 và tham gia tìm kiếm cứu nạn như các vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, sạt lở đất tại Pắc Nậm (Bắc Kạn), sập mỏ đá tại Tân Sơn (Phú Thọ)...

Những
Ngoài các nhiệm vụ truy dấu, trinh sát, chó nghiệp vụ tại trung tâm còn được huấn luyện khoa mục trấn áp tội phạm. Trong ảnh, hai chú chó nghiệp vụ giống Malinois (Berger Bỉ) đang thực hiện bài tập trấn áp tội phạm

Phong Sơn

  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps